Khám phá trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 9 – 10 tháng tuổi

Thể hiện : Yo Le
Tác giả : Hân Hân
27-04-2017
  0   1732

 

Hình ảnh gắn liền âm thanh

 

Em bé 9 – 10 tháng tuổi thường thích các đồ chơi nhiều màu sắc tươi sáng, hình thù sống động, đặc biệt là búp bê, ô tô, những con vật nhỏ ngộ nghĩnh và những đồ vật phát ra âm thanh khi cầm hoặc chạm tay vào. Khi cho bé chơi những đồ chơi như thế để phát triển khả năng nhận thức đồ vật xung quanh, bố mẹ nên nói cho biết tên gọi của từng đồ vật khác nhau hoặc tốt nhất là gắn liền đồ chơi với một âm thanh đặc trưng của nó. Ví dụ, khi cho bé chơi với chú chó bông, bạn nên chỉ vào đồ chơi và đọc rõ âm “chó” hoặc “em chó” cùng với tiếng kêu “gâu, gâu”. Sau nhiều lần như vậy và khi tư duy đã phát triển đến mức độ nhất định, bé sẽ tự hiểu rằng chó thì sủa “gâu, gâu”, mèo kêu “meo, meo”, ô tô, xe máy kêu “brưm, brưm”…

 

trẻ chơi ô tô

 

Trong lúc chơi với bé, bạn cũng có thể kết hợp dạy bé các chi tiết của đồ chơi, như đôi mắt, mũi, miệng, tai của chó bông, bánh xe của ô tô…

 

Album ảnh

 

Em bé 9 – 10 tháng tuổi cũng rất thích nhìn album ảnh nhiều màu sắc và hình ảnh sinh động. Bạn có thể chọn một số bức ảnh hoặc bưu thiếp có màu sắc phong phú, hình ảnh rõ ràng để cho bé xem. Cũng có thể treo, dán các bức ảnh này trên tường trong phòng bé hoặc nơi bé thường chơi để bất cứ lúc nào bé cũng có thể nhìn thấy các hình ảnh này.

 

bảng học chữ cái con vật

 

Khi chỉ cho bé các hình ảnh này, bạn nên nói chính xác tên người, đồ vật, con vật xuất hiện trong ảnh. Ví dụ, trong ảnh là chú mèo con, bạn nên chỉ và nói với bé: “Đây là con mèo”, đừng nói với bé đây là con “meo meo”.

 

Sau khi bé đã nhận biết rõ và thuộc tên các sự vật trong ảnh, bạn nên thay thế một loạt ảnh mới để bé không cảm thấy nhàm chán, đồng thời biết thêm nhiều sự vật khác.

 

Nhận biết các bộ phận trên cơ thể

 

Mẹ ngồi trên sàn nhà, bé ngồi trong lòng mẹ. Hai mẹ con cùng nhìn về gương lớn trước mặt (gương nên đặt sát mặt sàn là tốt nhất). Mẹ chạm vào đầu, tai, mắt, mũi và cằm của bé, chạm đến bộ phận nào nói rõ tên bộ phận ấy, ví dụ: “Đây là đầu của… (tên bé) này”, “Đây là mũi của… (tên bé) này”… Nếu kết hợp được việc chạm tay với bài hát có nhắc tên các bộ phận trên cơ thể bé thì càng tốt. Bạn có thể tham khảo bài hát “Ô sao bé không lắc?”, “Năm giác quan” để bé chơi trò chơi này thêm hứng thú nhé.

 

Bắt chước động tác

 

Trò chơi này rèn luyện cho bé khả năng mô phỏng động tác của người khác và khám phá thêm các khả năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể. Khi mới chơi lần đầu, bạn làm mẫu trước với những động tác đơn giản như mỉm cười, lè lưỡi, đưa lưỡi từ bên này sang bên kia, phồng má, lắc đầu, gật đầu… Sau khi thực hiện xong động tác, bạn khuyến khích, cổ vũ bé làm theo. Khi bé lặp lại được động tác, bạn vỗ tay hoan hô và khen khích lệ tinh thần bé. Trong khi chơi trò này, bạn phải giữ thái độ thoải mái, vui vẻ để tạo không khí hứng thú tham gia trò chơi cho bé.

 

mẹ chơi cùng bé

 

Sau khi bé thực hiện được một số động tác riêng lẻ, bạn có thể “làm mới” trò chơi bằng cách thực hiện liên tục các động tác này với tốc độ càng ngày càng nhanh. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú đấy.

 

-------------------------------------------

Tác giả: Hân Hân - Trí Thức Trẻ

Thực hiện: Yo Le - RadioMe - Nối dài yêu thương

 

Để có thể tải chương trình về máy hoặc lưu lại chương trình vào playlist cá nhân, bạn hãy Đăng ký trở thành thành viên của mạng xã hội RadioMe nhé! Và nếu bạn có bất kỳ bài viết, tâm sự nào muốn chia sẻ, hãy gửi email của bạn về địa chỉ camxuc@i-com.vn.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Thu Hà

Tâm sự của một bà mẹ vượt qua khủng hoảng 'nuôi con còi'

Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng. Có những việc làm với con mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.

Giọng đọc: Hoàng Dương

"Con, đừng khóc nữa!" - Câu nói tai hại bố mẹ vẫn nói với con hàng ngày

Khóc là chân thành và không thể cấm đoán. Đó là một cách hiệu quả để xử lý cảm xúc. Khóc, dù là khóc vì vui sướng hay đau khổ, là một việc hoàn toàn tự nhiên và rất con người.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Mẹ Bún Đậu

Rùa và thỏ: chuyện chưa kể

Các con muốn những người lớn đừng cố gắng "vạch lá tìm sâu", cũng đừng nâng con lên tận trời mây cao vút, cũng đừng hơn thua đố kị.

Giọng đọc: Thu Trang
Tác giả: Hàn Vân

Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!

Suy cho cùng, việc phán xét một người làm mẹ không làm cho họ tự tin lên, mà chỉ khiến họ nghi ngờ bản năng làm mẹ của chính mình.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Mẹ Bún Đậu

Ấu thơ là một món quà

Ấu thơ là bản nhạc cả gia đình mình cùng sáng tác. Một bản nhạc không lời với những ký ức đôi khi vô định. Nhưng cảm xúc là thật, là thứ sẽ cùng mình đi mãi.

Giọng đọc: Thu Trang
Tác giả: Sưu tầm

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và thật nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì mới tốt?

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Bảo Anh

Làm mẹ rồi, thì sao?

Là mẹ rồi, thì sao? Là chỉ được phép nghĩ về con? Là phải ở nhà với con bất cứ khi nào có thể? Là bất cứ phát ngôn nào cũng là về con ư?

Giọng đọc: Thu Trang

"Tôi không muốn con mình hạnh phúc"

Tôi không muốn con mình lúc nào cũng vui vẻ. Tôi muốn con mình phải đối mặt với cuộc sống thật. Và điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc mỗi ngày.

Giọng đọc: Yo Le

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - Họ là ai?

Cùng vén màn bí mật đằng sau những nhân vật có thật trong bộ bài và thử tài với câu đố khiến bạn ngã ngửa vì bất ngờ.

Youtube

Facebook Fanpage