Ký ức của vị nữ đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên Phần 1

Thể hiện : Hoàng Dương
04-11-2016
  0   540

 

Tại ngôi nhà riêng nằm trên đường Trần Quốc Toản, quận 3 (TP Hồ Chí Minh), dù đã bước qua tuổi 97, nhưng bà Ngô Thị Huệ vẫn minh mẫn với đôi mắt sáng trong, nụ cười đôn hậu kể cho chúng tôi nghe về những ký ức không bao giờ quên về những ngày được đặt chân đến thủ đô Hà Nội. “Tháng 3/1946, chúng tôi được thông báo ra thủ đô Hà Nội dự phiên họp Quốc hội đầu tiên. Ngay thời điểm này, quân và dân miền Nam đã bước vào cuộc kháng chiến gian khổ ác liệt. Tôi ra đi giữa cảnh giặc Pháp giày xéo quê hương, gieo đau thương tang tóc, lòng tôi quặn đau”, bà bắt đầu câu chuyện.

 

Bà Ngô Thị Huệ

 

Hơn 6 tháng ròng rã đi từ mảnh đất cực Nam (tỉnh Cà Mau) của Tổ quốc, bà cùng với các đại biểu Quốc hội đại diện cho nhân dân miền Nam phải vượt biển đi qua Thái Lan, rồi sau đó đến mảnh đất địa đầu Tổ quốc, bờ biển Trà Cổ (tỉnh Quảng Ninh). Bà Huệ kể: Dự định ban đầu, đoàn đại biểu miền Nam sẽ từ Thái Lan qua Lào để về Hà Nội nhưng không thực hiện được vì quân Pháp đã đánh sang Lào. Sự việc này đã khiến đoàn bị kẹt lại trên đất Thái Lan khoảng 6 tháng. Lúc đó, tâm trí mỗi người trong đoàn cũng rất nóng lòng để được về thủ đô Hà Nội càng sớm càng tốt. Sau đó, may mắn được sự giúp đỡ của tổ chức Việt kiều yêu nước, đoàn đại biểu này đã đóng giả người Hoa với đầy đủ giấy tờ mang quốc tịch Trung Quốc để về nước an toàn. 
 

“Từ Hải Nam, chúng tôi qua Bắc Hải rồi về tới Đông Hưng. Đứng ở Đông Hưng, lòng tôi rộn rã vui mừng khi nhìn thấy Móng Cái. Hai nước cách nhau bằng con sông KaLong, chỉ cần đi qua chiếc cầu dài 50 m là đến đất nước mình rồi. Khi tôi đặt chân lên mảnh đất thân yêu, tự dưng lúc đó nước mắt của tôi cứ trào ra vì xúc động. Đến khoảng 5 giờ chiều ngày hôm đó, chúng tôi tiếp tục về Hải Phòng”, bà nhớ lại.

 

10 nữ đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên – 1946 (ảnh chụp lại)

 

Khi đang ở Hải Phòng vào ngày 20/10/1946, niềm vui của người con gái bé nhỏ ở quê hương miền Nam vượt hàng ngàn km đường, trải qua biết bao gian nguy để về thủ đô Hà Nội tham dự kỳ họp Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với khát vọng tự do, hòa bình, độc lập toàn dân tộc vẫn chưa dứt, thì lại dâng trào niềm vui khôn xiết khi thấy giữa rừng người đông nghẹt, Bác Hồ mặc bộ đồ kaki màu sáng, dáng đi nhanh nhẹn, không ngớt vẫy tay chào đồng bào đứng hai bên.


“Dù đứng ở xa, tôi vẫn nghe rõ tiếng reo hò dồn dập: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”, “Việt Nam hoàn toàn độc lập” vang lên mạnh mẽ. Được thấy Bác trong lòng tôi hân hoan, nước mắt tôi cứ tuôn trào và ước ao chỉ được gặp Bác ngay lúc ấy và thưa với Bác một câu: “Cháu là đứa con gái từ Nam Bộ ra, chỉ muốn báo cáo với Bác rằng, nhân dân miền Nam một lòng, một dạ gửi trọn niềm tin ở Bác, ở Trung ương”, giọng của bà rung rung xúc động.

 

Ngày hôm sau, bà được đưa xe về Hà Nội và ở ngôi nhà trên phố Hàng Vôi, dành cho các đại biểu miền Nam ra công tác trên đất Bắc. Bà nhớ lúc đó các anh chị em là đại biểu miền Nam được hội ngộ, dù thân quen hay mới gặp nhau lần đầu đều tay bắt, mặt mừng xúc động ôm chầm lấy nhau. Suốt mấy ngày liền sau đó những câu chuyện đau thương nhưng anh dũng của miền Nam ruột thịt và cả những câu chuyện về Hà Nội, cùng các tỉnh phía Bắc đang sục sôi căm thù hướng về Nam được các đại biểu chia sẻ với nhau và không ai cầm được nước mắt. 

 

 

-----------------

• Nguồn: Theo Anh Đức/ Baotintuc
• Thực hiện: Trà My, Hoàng Dương


Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vị tướng mũ mềm mở đầu cách đánh “nở hoa trong lòng địch” là ai?

Ông là vị tướng từng có thời gian mượn áo nâu sồng để che mắt địch; là vị Tổng tham mưu trưởng lâu năm nhất của quân đội nhân dân Việt Nam...Ông chính là Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Lạ lùng chuông cổ Vân Bản "ngoi lên" từ biển sâu

Đẹp, độc bản, tiêu biểu – đó là những từ mà các nhà cổ vật dành để miêu tả chuông chùa Vân Bản.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vén bức màn huyền thoại thời Hùng Vương

Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử trong tín ngưỡng dân gian đều là những vị thần thuộc thời đại Hùng Vương. Nhiều hiện vật khảo cổ học ở các di chỉ trong các tầng văn hóa thuộc kinh đô Văn Lang xưa đã góp phần...

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Làng Hồ Khẩu - Nét đẹp cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường

Làng Hồ Khẩu nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ, thời Lê là một phường của Kinh thành Thăng Long; thời Nguyên thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Nhà tù Hỏa Lò - Nơi hun đúc ngọn lửa Cách mạng

Nhà tù Hỏa Lò (nay được gọi là Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò) nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội được xây dựng năm 1896. Tại đây, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Thái sư Lê Văn Thịnh - Công lao to lớn, án oan ngút trời

Đỗ đầu khoa thi Minh Kinh bác học – Khoa thi Nho học đầu tiên của vương triều Lý, Lê Văn Thịnh đã được chọn làm thầy dạy vua Lý Nhân Tông.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Ngụ binh ư nông - Nét đặc sắc của quân sự Việt Nam

“Ngụ binh ư nông” là nét đặc sắc của nghệ thuật tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang trong truyền thống quân sự Việt Nam.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Chùa Dục Khánh - nơi ra đời của vua Lê Thánh Tông

Chùa Dục Khánh tọa lạc trong ngõ Văn Chương, Huy Văn, quận Đống Đa, Hà Nội là nơi mà ở thế kỷ 15 bà Ngô Thị Ngọc Dao đã về nương náu và sinh thành vua Lê Thánh Tông.

Youtube

Facebook Fanpage