Ladakh - "Tiểu Tây Tạng" của Ấn Độ: Đừng đến nếu bạn thích an nhàn!

04-10-2016
  0   3212

 

Từ lâu Ladakh vẫn được mệnh danh là "Tiểu Tây Tạng" của Ấn Độ vì vẻ đẹp hùng vĩ đến choáng ngợp với những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, bao quanh là bạt ngàn những gợn mây che phủ tạo nên một khung cảnh nửa thực nửa mơ. Không những vậy nơi đây còn chiếm trọn trái tim của tất cả những ai từng đặt chân đến bởi bầu trời trong xanh lạ kì và những cơn gió mát rượi, đôi khi se lạnh. Đứng ở bất kì nơi nào trong Ladakh, bạn cũng đều có thể cảm nhận được sự gần gũi và nguyên sơ của thiên nhiên - một cảm giác hiếm có khó tìm trong thời buổi này.

 

Tuy nhiên đây không phải một địa điểm cứ muốn là đến được hoặc chỉ cần book máy bay rồi có mặt nhẹ nhàng, để đến Ladakh bạn cần nhiều hơn như vậy. Nhiều ở đây không phải là tiền, mà đó là sự kiên nhẫn, quyết tâm, một trái tim đam mê khám phá cùng đôi chân đi không biết mệt.

 

Mới đây, một bạn trẻ tên Nhị Đặng đã khiến dân tình phải đứng ngồi không yên vì hành trình khám phá Ladakh quá tuyệt vời của mình. Theo như những thông tin ghi tên Facebook thì Nhị Đặng hiện đang làm nhiều công việc liên quan đến nghệ thuật như videographer, photographer, food video blogger và cả một người du lịch (traveler) nữa.

 

 

Album ảnh đẹp ngỡ ngàng mang tên "Lost in Ladakh" kèm những chia sẻ tận tình, cụ thể nhưng đầy thú vị của Nhị Đặng đã thu về hơn 2 nghìn lượt like và vô số lượt chia sẻ chỉ sau một ngày. Cùng cảm nhận những khoảnh khắc "bồng lai tiên cảnh" và trải nghiệm đặc biệt của cô gái này các bạn nhé!

 

Thứ mà tôi cảm thấy nhẹ nhõm nhất là ô cửa sổ trên máy bay. Và chuyến đi thực sự đã bắt đầu! Tôi thấy bên cửa sổ những đám mây bềnh bồng lướt qua, để lộ dần những dãy núi quyến rũ đôi mắt của những kẻ phía đằng sau ô vuông kia. Cơ trưởng đáp máy bay rất êm trong tràng vỗ tay kết thúc chuyến bay từ Delhi đến Leh - một thị trấn Ladakh, phía Bắc Ấn Độ.

 

Cảm giác đặt chân xuống sân bay là cả một bầu trời trong xanh, không khí mát lạnh, bao bọc quanh những dãy núi cao đầy ngạo nghễ có phần âm thầm hiểm nguy.

 

Những trang phục lính, hàng rào quân sự khắp mọi nơi cũng đủ cho thấy tầm quan trọng của khu vực biên giới giáp với Trung Quốc, Afghanistan, Pakistan. Khi chiều xuống, thị trấn Leh từ từ chìm trong bóng núi. Ở Leh, từ nhiều nhất mà người ta thường nói là "Juleh" , một chữ đầy ma thuật với nhiều ý nghĩa: Xin chào, cảm ơn, tạm biệt!

 

 

Thay vì để các biển hiệu cảnh báo, họ thường dùng những câu chơi chữ, hay quote ấn tượng như: "Life is short, don't make it shorter" (Đời đã ngắn đừng làm nó ngắn thêm), , "After whisky, driving risky"...(Say xỉn thì phải chạy xe cẩn thận)

 

 

Trước mắt tôi là Tso Kiagar, như những dải lụa xếp lớp lạnh lẽo đang nằm chờ cái nắng trải lên những đường dáng để thêm hùng vĩ. Chỉ còn cách Tsomoriri khoảng 30km.

 

Tsomoriri hiện ra trước mắt! Hồ trong xanh và thảm thực vật phong phú cho đến khi nó hoàn toàn đóng băng vào mùa đông, từ tháng 11 .

 

 

Mỗi gia đình ở Ladakh đều gửi một người con trai của họ xuất gia làm Lạt ma và thọ giới. Họ được gửi tới các tu viện khi mới 5, 6 tuổi để giáo dục, đào tạo như các vị sư và dành toàn bộ cuộc sống của mình để nghiên cứu và học tập Phật giáo. Cứ như vậy, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác. Trong lịch sử, khu vực này là của người gốc Tây Tạng và có rất nhiều tu viện Phật giáo. Do đó, Ladakh cũng được gọi là "Tiểu Tây Tạng".

 

 

Sau 1 ngày nghỉ ngơi phục hồi sức khoẻ ở Leh, chúng tôi lại bắt đầu chuyến phiêu lưu đến Zanskar - vùng đất đã từng bị biệt lập hàng thế kỷ, ẩn mình giữa những dãy núi Himalaya hùng vĩ

 

 

Kargil là 1 mảnh ghép khác của bức tranh Ladakh. Người ở Kargil lai giữa Tây Tạng, Pakistan hay Afghanistan. 90 % dân số Kargil là Hồi giáo Shia, 5% người Sunni và 5% của Phật giáo Tây Tạng. Qua khỏi Kargil, chúng tôi bắt đầu tiếp cận những thảo nguyên bao la.

 

 

Những con Marmot hay còn gọi là sóc đất - thường trồi lên vào mùa hè và sống dưới hang suốt mùa đông dài nhúng nhính, chạy loanh quanh trên những đồng cỏ, nằm phơi mình trên hòn đá to, hay lúc ẩn lúc hiện dưới hang ổ như chọc cười đám khách du lịch đang loay hoay thích thú lướt qua trên xe. Tôi có cảm giác chúng như xưng hùng xưng bá khắp nơi đây vậy, một vương quốc riêng của loài marmot, tự do không giới hạn. Tự nhiên lại có phần ganh tỵ với chúng!

 

Mặt trời bắt đầu xuống núi vừa đúng lúc chúng tôi đến Rangdum - một thị trấn hoang vu và tách biệt giữa lòng chảo thung lũng núi non hiểm trở, quanh khu này hình như chỉ duy nhất 1 cái hostel, thiếu điện đóm, giá khá đắt đỏ.

 

Địa hình thảo nguyên bao la.

 

Những đỉnh núi tuyết đang ẩn hiện giữa màn sương khói

 

Ngày thứ 12, chúng tôi quyết định dành 3 ngày để trekking lên tu viện Phuktal. Tu viện này nằm ẩn mình trong một khoảng rộng của hẻm núi khổng lồ cao tới 3.800m thuộc dãy núi Himalayas. Thiết kế cô lập của Phuktal mang ý nghĩa tinh thần lớn vì đã có nhiều nhà sư ẩn cư và thiền định trong các hang động ở khu vực này. Để đến được Padum, người ta phải bắt taxi từ Padum đến Raru, nơi kết thúc con đường và bắt đầu leo núi từ đó. Sẽ phải mất một hoặc hai ngày đi bộ để đến Phugtal, ngang qua hai ngôi làng nhỏ Chatang và Purne. Tu viện cách Purne khoảng 7km. Sau 2 ngày trekking, chúng tôi tới được Phuktal.

 

 

Bằng cách nào đó Phuktal vẫn điềm nhiên, lặng lẽ như được xếp từ muôn kiếp đời và được chở che trong một hốc đá to. Đợt chúng tôi đi có khá nhiều đoàn viện trợ và các bác sĩ tình nguyện lên đây khám chữa bệnh và phát đồ ấm, chăn mền... cho mùa đông sắp tới.

 

 

Lúc này mấy đứa nhỏ đang háo hức chuẩn bị chạy xuống trạm tình nguyện để vác đồ lên tu viện. Trạm tình nguyện ở ngay hostel bên dưới tu viện, cách khoảng 500m đường leo dốc núi. Tụi nhỏ cứ thế vừa chạy vừa thở hổn hển. Còn đám chúng tôi thì lết từng bước như người vác trăm ký trên vai. Mấy vị lạt ma già khoan thai bước từng bước, bước khoảng chục bước dừng lại thở sâu, nhìn đời, nhìn người, cười cái rồi lại bước tiếp, lâu lâu nhìn qua cười với tụi này hỏi "mệt không ".

 

 

Zanskar tuy hẻo lánh nhưng là vùng đất giàu sắc màu tinh thần, người Zanskar thường tổ chức các lễ hội trong năm, họ hóa trang, ca hát, nhảy múa... những khúc hùng ca về cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác.

 

Đường về Leh đi qua Moonland.

 

Tôi đã nói nếu bạn thích an nhàn, vui lòng đừng đến Ladakh. Nhưng nếu bạn thích những nụ cười thanh thản, an nhiên, thì sự tồn tại của thế giới này - Ladakh, là một thứ tình yêu nhỏ bé dễ thương trong tôi. Một phiên bản vừa gai góc, khốc liệt, nhưng đầy cám dỗ, vừa hạnh ngộ, bao la, nhưng cũng bình dị đến nao lòng.

 

Những ngày cuối cùng ở New Delhi, khi tôi đến miền Trung Ấn và chuẩn bị bay về Việt Nam. Tôi gặp anh hải quan soát visa, nhìn anh không phải gốc Ấn, tôi ngờ ngợ anh là người Ladakh, anh chàng hải quan với gương mặt phúc hậu hỏi tôi: "Cô đến Ladakh lần thứ hai rồi à?!. Tôi giật lại ngay: "Anh là người Ladakh à!", "Vâng, tôi từ Leh" - Tôi thầm hét lên trong bụng" A tôi biết ngay mà!!" Nụ cười Ladakh của anh làm tôi ấm lòng, người Ladakh đi đâu vẫn mãi là người Ladakh, hoặc giả tôi đang quá màu hồng ảo tưởng nhưng Ladakh trong tôi chắc cũng chỉ có thế, dường như trọn vẹn về phía những đường chân trời đã mất!

 

-----------------

• Nguồn: Theo Tri Thức Trẻ
• Thực hiện: Trà My, Phương Thảo


Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngọc Anh

Ước gì mình biết những điều này trước khi đến Dubai

Bạn nghĩ mình đã biết đủ về Dubai, nhưng điểm đến nào cũng mang trong nó vô số bất ngờ dành cho du khách. Đôi khi đó là điều thú vị, nhưng đôi khi bạn sẽ vô tình bỏ lỡ nếu không biết trước.

Từ A-Z những thứ cần phải làm để trải nghiệm được hết sự hay ho của Vũng Tàu!

4 đứa lên đường đến Bà Rịa - Vũng Tàu để cố tìm lại những kỷ niệm thật đẹp của tuổi trẻ và khám phá lại vùng đất có cũ, có quen.

Tác giả: Moon

Vượt “sống lưng khủng long” trek mốc 1305 như dân phượt chuyên nghiệp

Để chạm tay vào cột mốc thiên đường 1305 trên cung đường biên giới Bình Liêu, phượt thủ băng qua đập tràn, trek giữa những đỉnh núi cao; cỏ tranh sắc như dao.

Ladakh - "Tiểu Tây Tạng" của Ấn Độ: Đừng đến nếu bạn thích an nhàn!

Từ lâu Ladakh vẫn được mệnh danh là "Tiểu Tây Tạng" của Ấn Độ vì vẻ đẹp hùng vĩ đến choáng ngợp với những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, bao quanh là bạt ngàn những gợn mây che phủ tạo nên một khung cảnh nửa thực nửa mơ.

Tác giả: T.D

6 lý do nhất định phải nắm tay cùng người ấy tới Sapa 1 lần trong năm!

Sapa có gì nhỉ? Chả biết nữa, chỉ biết là Sapa sắp trở thành một nơi giống như Hội An, có nghĩa là 1 năm ít nhất phải đi 1 lần...

Tác giả: Thùy Trịnh

Nhật Bản: Đi vài lần không chán, đến vạn lần vẫn mê

Một lần, hai lần hay nhiều lần đến Nhật Bản dường như vẫn không là đủ để du khách có thể khám phá hết được cái hay, cái đẹp của đất nước "mặt trời mọc".

Giọng đọc: Thanh Mai
Tác giả: Dung Nguyễn

Linh Quy Pháp Ấn - Lạc bước giữa chốn bồng lai

Chùa Linh Quy Pháp Ấn ẩn mình ở xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng khiến bao du khách mê mẩn với vẻ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh.

Giọng đọc: Thanh Mai
Tác giả: Ngọc Anh

Khách du lịch thích ăn gì nhất ở Đông Nam Á

Một trong những lý do khu vực Đông Nam Á ngày càng thu hút nhiều khách du chắc chắn là nền ẩm thực độc đáo và thú vị. Vậy, du khách ưa chuộng món ăn nào nhất khi đến đây?

Youtube

Facebook Fanpage