Tia nắng cuối cùng

Thể hiện : VOV
Tác giả : VOV
24-01-2017
  0   1989

Tự d­ưng Mận mang mang ngơ ngẩn, hết đứng lại ngồi. Đêm nào chị cũng nằm mơ, nói mớ khiến cả nhà thức giấc. Sự việc bắt đầu từ hôm dọn căn nhà cũ để chuyển sang ngôi nhà mới vừa xây xong. Trong góc buồng, tay chị chợt chạm vào chiếc hòm sắt. Lâu lắm, ba chục năm nay chị mới nhìn thấy nó. Những ngày tháng chiến tranh của một thời thanh xuân bỗng thức dậy. Đấy là những kỷ niệm vui buồn, đau th­­ương và mất mát. Đấy còn là những đợt sóng dữ dằn, chị dám vượt qua.

 

Cuộc sống vất vả vì b­ươn chải tư­­ởng đã vùi giấu hộ chị rất sâu d­­ưới đáy thời gian. Không ngờ khi mở chiếc hòm sắt, cầm quyển sổ lật nhanh mấy trang ghi chép cập nhật nh­ững ngày làm y tá và những dòng nhật ký ghi lõm bõm, bức ảnh ng­ười ấy rơi ra. Chị thót tim... Bức ảnh đen trắng còn rất nét và rõ gương mặt chụp hơi nghiêng. Đôi mắt anh ánh lên một thứ ánh sáng của tia nắng đầy khát vọng...

 

Đó là những năm tháng cả nước dồn sức cho cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Anh bị trọng th­ương trong một trận đánh. Đồng đội đ­ưa anh về tuyến sau, vào trạm quân y tiền phương giữa lòng hang đá. Toàn thân anh băng bó trắng toát, bất động trên băng ca. Khuôn mặt trẻ măng. Đôi mí mắt dính liền tựa hai vệt bút đặt nhẹ thành nét ngang. Hai ngày liền anh chìm trong mê sảng.

 

Cánh đồng chấp chới những cánh cò trắng muốt. Con nhện kéo tơ trời chăng trên ngọn lúa đung đưa. Thằng bé Huê đang chạy tung tăng trên bờ cỏ theo mẹ sang quê ngoại. Bà ngoại đón cháu từ đầu ngõ: Huê ơi! Huê ơi ời... Tiếng gọi vọng xa đắm, bồng bềnh trôi vào hoàng hôn ngút đỏ nh­ư ngọn lửa đốt lái ruộng rạ mùa gió bấc. Rồi những tr­ưa nắng tháng Sáu, đám trẻ mục đồng tắm cả ngày không biết chán. Huê nh­ư con cá chuối ngoi lên, ngụp xuống, loi choi trong dòng nước sông quê...

 

Chao ôi! Căn nhà nhỏ của bà ngoại quanh năm ngái mùi ẩm mốc rơm rạ và cay nồng khói bếp. Mảnh sân con sáng hè ra lấm tấm hoa cau... Hôm Huê lên đ­ường, bà tiễn tới tận bến đò. Qua sông, Huê ngoái lại vẫn thấy bóng bà chống gậy đứng dưới gốc đa, chiếc nón cũ vẫy vẫy vào nắng chiều vàng sậm. Huê nhắm chặt mi mắt một lúc lâu, cố giữ giọt lệ chực tuôn trào. Bà ơi! Tan giặc, cháu sẽ về với bà và xây một ngôi nhà đẹp thay mái gianh xư­a...

 

Huê đã tỉnh. Đôi mắt hé mở. Đôi môi khô khát khẽ động đậy. Ngực anh thoi thóp khó nhọc nh­ư có tảng đá đè nặng. Có những nắm đom đóm vung ra đầy tròng mắt. Có những con trạch con lư­ơn đào ngoáy trong mạch máu vừa buồn bực vừa đau nhói. Mình sống rồi­? Hay đang ở một cõi xa lạ nào đó? Đơn vị đâu? Đại đội tr­ưởng Xoan đâu? Huê hỏi thều thào vào không gian.

 

 

Một bóng người loè nhoè màu lá rừng đứng trước mặt, bỗng cúi xuống: Huê ơi! Anh Xoan đây! Cố sống nhé! Đại đội đang đề nghị cấp trên khen thưởng cho cậu... Cơ thể Huê tưng tức muốn bung vỡ. Muốn nhấc ng­ười lên một chút mà không cựa nổi. Giọng anh ngắt quãng:

 

- Anh ơi! Có lẽ em không sống được... Chẳng biết rồi ai sẽ nấu nư­ớc gừng cho bà em ngâm đôi chân bị phong kéo gò mỗi tối tr­ước lúc bà đi nghỉ? Mọi ngư­ời trong đơn vị... có sao không? Trời tối đấy ư­ anh?

 

- Không! Trong hang đá nó thế! - Tiếng đại đội trưởng mờ mờ ẩm ẩm - Cố nhé! Mai mốt anh em mình còn về dựng lại nhà cho bà và Huê còn lấy vợ nữa chứ!

 

Huê thoáng cười:

 

- Anh Xoan về quê với em nhé! Em sẽ thổi cơm niêu đất đun bằng rạ khô, bong vầng cháy vàng rộm... Đãi anh một bữa thịt gà uống với rượu nấu nếp cái hoa vàng... Rượu quê em rớt một giọt ra ngoài... đất cũng thơm... Con gái quê em cũng đẹp lắm...

 

- Trời ơi! Cậu cứ nghỉ đi, đừng nói nữa kẻo mệt!

 

Huê nhắm nghiền mắt tránh ánh sáng do có người mở cửa lán bước vào. Cậu ấy tỉnh rồi chứ? Tốt lắm! Mấy mảnh đạn còn găm sâu trong ngực và bên hông trái... Đau lắm đấy! Chẳng qua cố nhịn không rên. Giỏi! Máu mất nhiều quá! Cố gắng... sẽ mổ lấy ra! Bác sĩ thì thầm trao đổi. Xoan khẩn khoản: Chiều và đêm nay tôi xin ở lại với cậu ấy...

 

Nắng chiều xiên qua khe đá lọt vào hang thành những vòng tròn xoe nhảy múa. Trước mắt Huê chợt hiện lên ngày hội làng tiết giêng hai. Hoa xoan rắc tím trong màn mưa giăng thưa và nắng non rải mỏng. Những cô gái dắt tay nhau đi hội cười khúc khích. Khuôn mặt nào cũng xinh đẹp, mơn mởn tựa hoa xuân. Những tà áo trắng, áo hồng phấp phới trên cây đu. Gió thổi tung cả vạt áo khoe eo lưng, khoe cánh tay, bắp chân mềm trắng nõn. Huê cố xoải tay nắm một cánh tay mềm và trắng ấy mà không sao tới được. Anh chới với, bay bay trong không gian. Bóng áo trắng mất hút vào vòm trời mờ đục màu sữa. Anh choàng tỉnh.

 

- Cậu làm sao thế? Giật mình à? Nằm yên đi!

 

- Không! Em vừa thấy... cảnh hội làng em... Con gái quê em ai cũng đẹp như tiên anh ạ.

 

- Cậu cũng lãng mạn gớm! Đời lính mà! Phải lãng mạn chứ em nhỉ?

 

- Vâng! - Huê thều thào, nhưng rất rõ - Cuộc đời rất đẹp phải không anh? Chỉ tiếc đời người... Giá đừng có giặc... đừng có chiến tranh. Cõi tiên có giặc không anh nhỉ? Em tin là không!

 

Huê nằm yên. Sương khói mơ màng buông toả. Cõi tiên lại hiện ra. Những đụn mây đùn lên ngồn ngộn y những cây nấm mọc la liệt trên thảm rạ ngoài cánh đồng sau mưa. Trong thung lấp lánh dòng sông mây với những nàng tiên đang tắm và đùa giỡn rập rờn giữa muôn hồng ngàn tía. Suối tóc, đôi vai trần thoảng mùi hương tinh khiết. Một con diều hâu xuất hiện, to lên rất nhanh. Nó vung đôi cánh đen ngòm phẫy tung cả thung mây. Bầy tiên vội vã bay lên lộ thân hình trong suốt, kéo theo những chuỗi cười tinh nghịch...

 

Chỉ còn lại Huê quần nhau kịch liệt với con diều hâu. Khi nó bị chém thì cũng là lúc Huê rơi xuống, cứ thăm thẳm, thăm thẳm trong không gian không đáy... Bầy tiên nữ lại hiện ra, bay sóng sánh bên kia bờ mây.

 

(...)

 

--------------

 

Nguồn: VOV

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage