“Tứ trấn Thăng Long” - dấu ấn tâm linh Việt Phần 2

Thể hiện : Trọng Khương
Tác giả : Phỉ Thúy
01-12-2016
  0   1036

 

Trấn Nam: đền Kim Liên

 

Đền Kim Liên còn gọi là đền Cao Sơn, đình Kim Liên, trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đền thờ thần Cao Sơn.

 

Thăm “Tứ trấn Thăng Long” - dấu ấn tâm linh Việt

 

Tương truyền, thần Cao Sơn đã có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh và sau này lại giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Chính vì thế vua Lê cho xây đền, dựng bia để hương khói thờ phụng.

 

Chịu tác động của thăng trầm lịch sử, đến nay ngôi Đền không còn nguyên dạng (toàn bộ Nhà Bái đường đã bị tàn phá), chỉ còn lại Nhà Hậu đường ba gian, tam quan, cổng gạch và hai giải vũ.  Năm 2000, đền được tôn tạo, phục chế lại như ngày nay.

 

Tam quan và Đền xây trên gò đất cao, từ sân bước lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai sấu đá niên đại thời Lê. Tam quan xây thành nhà hoàn chỉnh, kiểu tường hồi bít đốc. Bốn góc tường hồi có bốn cột trụ, bốn bộ vì đỡ mái làm theo kiểu chồng giường, giá chiêng, cột trốn. Các con rường chạm nổi hình mây cuốn, câu đầu và chạm lộng nhiều lớp hình tứ linh vô cùng đẹp với kỹ thuật tinh xảo.

 

Thăm “Tứ trấn Thăng Long” - dấu ấn tâm linh Việt

 

Hậu cung là nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng: Thuỷ Tinh đệ Tam - Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh phu nhân.

 

Di sản quý báu của Đền đặc biệt còn tấm bia đá đồ sộ mang tên "Cao Sơn Đại vương Thần từ Bi minh" cao 2,34m, rộng 1,57m, dày 0,22m. Tấm bia ghi về thần tích và bài minh ca ngợi Thần do Sử thần Lê Tung soạn năm Canh Ngọ - Hồng Thuận thứ 3 (1510) và được dựng ngày 1 tháng Trọng Thu năm Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772).

 

Thăm “Tứ trấn Thăng Long” - dấu ấn tâm linh Việt

 

Đền còn giữ được 39 đạo sắc phong về thần và các câu đối.

 

Lễ hội đền Kim Liên mở vào ngày 16/3 âm lịch hàng năm.

 

Đền được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 09/01/1990.

 

Thăm “Tứ trấn Thăng Long” - dấu ấn tâm linh Việt

 

Trấn Bắc: Đền Quán Thánh

 

Đền Quán Thánh còn gọi là đền Trấn Vũ, nằm ở ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ.

 

Thăm “Tứ trấn Thăng Long” - dấu ấn tâm linh Việt

 

Truyền thuyết xưa kể rằng: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái; trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán.

 

Theo tư liệu cũ, ngôi Đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Năm 1823, Vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên Đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay.

 

Thăm “Tứ trấn Thăng Long” - dấu ấn tâm linh Việt

 

Đền Quán Thánh tọa lạc ở một địa thế rất đẹp trên đường Cổ Ngư, cạnh hai hồ là Trúc Bạch và Hồ Tây. Trong đền có một bức tượng đồng Trấn Vũ cao lớn uy nghi nặng 4 tấn. Tượng cao khoảng 3,96m, chu vi 8m, mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng vị rùa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của Việt Nam cách đây ba thế kỷ.

 

Thăm “Tứ trấn Thăng Long” - dấu ấn tâm linh Việt

 

Trong đền còn có quả chuông đồng trên gác tam quan với tiếng ngân khi đánh lên đã đi vào lòng người dân Việt Nam: “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.

 

Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.

 

Đền được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa ngày 28/4/1962.

 

Bốn ngôi Đền: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên, Quán Thánh xác định địa giới Thăng Long, tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ. Vì thế, cả bốn ngôi đền đều là những địa điểm mà người dân Hà Nội thường đến dâng lễ cũng như vãn cảnh đặc biệt vào đầu xuân mới và ngày mồng Một, ngày Rằm. Đây cũng là một cách thể hiện lòng thành kính đến với những vị thần ngày đêm canh giữ, bảo vệ để người dân kinh kỳ có cuộc sống ấm no, an lành.

 

Việc thờ 4 vị thần bảo vệ thành Thăng Long từ 4 phía là nét độc đáo của văn hóa tâm linh Thăng Long. Không chỉ thế, tứ trấn là những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, điêu khắc độc đáo gắn với huyền thoại dân gian, lịch sử Thăng Long và đất nước Việt Nam được nhiều người tìm tới để hiểu biết thêm về Thăng Long ngàn năm văn hiến.

 

 

-----------------

• Nguồn: Theo VOV
• Thực hiện: Trà My, Trọng Khương


Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vị tướng mũ mềm mở đầu cách đánh “nở hoa trong lòng địch” là ai?

Ông là vị tướng từng có thời gian mượn áo nâu sồng để che mắt địch; là vị Tổng tham mưu trưởng lâu năm nhất của quân đội nhân dân Việt Nam...Ông chính là Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Lạ lùng chuông cổ Vân Bản "ngoi lên" từ biển sâu

Đẹp, độc bản, tiêu biểu – đó là những từ mà các nhà cổ vật dành để miêu tả chuông chùa Vân Bản.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vén bức màn huyền thoại thời Hùng Vương

Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử trong tín ngưỡng dân gian đều là những vị thần thuộc thời đại Hùng Vương. Nhiều hiện vật khảo cổ học ở các di chỉ trong các tầng văn hóa thuộc kinh đô Văn Lang xưa đã góp phần...

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Làng Hồ Khẩu - Nét đẹp cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường

Làng Hồ Khẩu nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ, thời Lê là một phường của Kinh thành Thăng Long; thời Nguyên thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Nhà tù Hỏa Lò - Nơi hun đúc ngọn lửa Cách mạng

Nhà tù Hỏa Lò (nay được gọi là Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò) nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội được xây dựng năm 1896. Tại đây, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Thái sư Lê Văn Thịnh - Công lao to lớn, án oan ngút trời

Đỗ đầu khoa thi Minh Kinh bác học – Khoa thi Nho học đầu tiên của vương triều Lý, Lê Văn Thịnh đã được chọn làm thầy dạy vua Lý Nhân Tông.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Ngụ binh ư nông - Nét đặc sắc của quân sự Việt Nam

“Ngụ binh ư nông” là nét đặc sắc của nghệ thuật tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang trong truyền thống quân sự Việt Nam.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Chùa Dục Khánh - nơi ra đời của vua Lê Thánh Tông

Chùa Dục Khánh tọa lạc trong ngõ Văn Chương, Huy Văn, quận Đống Đa, Hà Nội là nơi mà ở thế kỷ 15 bà Ngô Thị Ngọc Dao đã về nương náu và sinh thành vua Lê Thánh Tông.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 1

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 1" qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 2

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 2" qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Thèm được cãi nhau với chồng

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Thèm được cãi nhau với chồng” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 3

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 3” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 2

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 2” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 1

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 1” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Hài hước thể thao

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Hài hước thể thao ” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Đã bảo rồi mà – Phần 2

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Đã bảo rồi mà – Phần 2” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Youtube

Facebook Fanpage