Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 23/11: Nguy hiểm khi mắc sán dây lợn

Tác giả : joyfm
23-11-2016
  0   555

 

Sán gạo heo (sán dây lợn) là một bệnh mạn tính có tổn thương ở da, cơ, não... căn nguyên do các u nang sán lợn (trong có đầu sán) gây nên. Biểu hiện lâm sàng tuỳ theo vị trí khu trú của nang ở da ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ở não có thể gây động kinh, giảm trí nhớ hoặc rối loạn vận động.

 

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, phòng khám quốc tế Ánh Nga, TP.HCM, chuyên khoa ký sinh trùng cung cấp những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.

 

Nguyên nhân gây bệnh

 

Loại sán này có ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những vùng có phong tục ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín hoặc quản lý phân chưa tốt. Sán dây lợn dài từ 2-3 mét (thậm chí 8 mét), đầu nhỏ, hơi tròn, đường kính khoảng 1 mm, có bộ phận nhô lên, có 2 vòng móc (22- 32 móc) và 4 giác ở 4 góc.

 

Các bộ phận gồm đốt cổ mảnh, đốt thân trưởng thành, đốt già. Một đốt sán già có thể chứa tới 55.000 trứng, phần ở cuối thường rụng thành từng đoạn 5,6 đốt liền nhau theo phân ra ngoài bình thường. Vật chủ chính của sán là người, còn vật chủ phụ là lợn. Lợn ăn phải đốt sán hoặc trứng sán, trứng sán qua dạ dày đến ruột lợn.


Ấu trùng chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn và đi khắp cơ thể lợn. Sau 24-72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (kích thước 17-20x7-10 mm), còn được gọi là gạo lợn (cysticereus cellulosae), trong nang có dịch màu trắng, mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc.


Ngoài lợn còn có chó mèo hoặc người đều có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn. Khi người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh (theo thực phẩm, rau quả) hoặc nguy hiểm hơn là những người đang mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non vì một lý do nào đó như say tầu, say xe, phụ nữ có thai hoặc sốt cao, nôn oẹ...

 

Những đốt sán già rụng ở ruột non theo nhu động ngược chiều lên dạ dày, dưới tác dụng của dịch tiêu hoá trứng từ các đốt già được giải phóng ra xuống tá tràng, hàng nghìn ấu trùng thoát ra khỏi trứng và chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, phát triển thành nang ấu trùng sán (cysticereus cellulosae). Người có nang ấu trùng sán còn gọi là người gạo.

 

 

Triệu chứng lâm sàng

 

Da: các nang nhỏ, bằng hạt đỗ hoặc hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới da, mầu da ở trên bình thường. U nang sán thường nổi ở mặt trong cánh tay nhưng có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào và có tính cách đối xứng. Rất hiếm khi các u nằm bên cạnh dây thần kinh và gây đau dây thần kinh hoặc chèn ép lâm ba gây phù voi. U nang sán sau nhiều năm sẽ bị vôi hoá, lúc này có thể phát hiện được bằng X quang.


Não: biểu hiện như một u nang trong não hoặc có thể gây nên nhiều triệu chứng lâm sàng đa dạng không đặc hiệu tăng áp lực sọ não, cơn động kinh, suy nhược trí năng, rối loạn tâm thần. Bệnh nhân có thể bị liệt, thậm chí đột tử.

 

Mắt: nang ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể, tiền phòng gây giảm thị lực hoặc bị mù tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt.

 

Cơ tim: có thể làm tim đập nhanh, tiếng tim bị biến đổi, bệnh nhân bị ngất xỉu.

 

Điều trị và dự phòng

 

Đường ruột: thuốc đặc trị kết hợp với thuốc sổ. Bệnh nhân sẽ được uống thuốc đặc trị liều thấp, kết hợp với thuốc sổ tống sán ra ngoài và có thể quan sát, kiểm tra được đầu, thân, cổ của con sán

 

Não: hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải cần phải điều trị tuyến chuyên khoa. Có thể dùng praziquantel, methifolat, DEC. Nên phối hợp với corticoid và thuốc chống phù nề não.

 

Da: có thể phẫu thuật khi thật cần thiết vì yếu tố thẩm mỹ hoặc các u nang chèn ép các dây thần kinh. Tiêm hút dịch ở u nang, bơm 0,5 ml nước cất vào u nang để tiêu diệt đầu sán lợn.

 

Để tránh bệnh sán lợn đường tiêu hoá cần quản lý phân tốt, không ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín. Nếu có bệnh sán lợn đường tiêu hoá thì cần tích cực điều trị để dự phòng bệnh u nang sán lợn dưới da.

Tác giả: joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 25/11: Viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ

Trong quá trình chăm nuôi con nhỏ không ít các bà mẹ gặp phải bệnh viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ em và không biết nên chữa trị bệnh cho trẻ như thế nào là an toàn không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của trẻ.

Tác giả: joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 23/11: Nguy hiểm khi mắc sán dây lợn

Thói quen ăn đồ sống là mầm mống để bệnh sán phát triển rất nhanh, sán dây lợn có thể dài từ 2 đến 3 mét, đặc biệt biến chứng nghiêm trọng dẫn đến mù mắt.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: BS. Hoàng Thị Dinh

Tuổi teen và các quan niệm sai lầm về tình dục

Nhận thức về tình dục, về vấn đề mang thai ở tuổi mới lớn luôn là điều không dễ.

Tác giả: joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng 18/11: Phòng Và Điều Trị Sốt Phát Ban Ở Trẻ Nhỏ

Sốt phát ban (SPB) là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi.

Tác giả: joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng 16/11: Điều Trị Ốm Vặt Lúc Giao Mùa

Thời điểm giao mùa chính là nguyên nhân gây ra các bệnh ốm vặt ở trẻ nhỏ khiến các bậc cha mẹ đứng ngồi không yên. Làm thế nào để điều trị và dự phòng những bệnh hắt hơi, xổ mũi, viêm đường hô hấp ở trẻ trong thời điểm...

Tác giả: Theo joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 09/11: Suy Dinh Dưỡng Bào Thai

Suy dinh dưỡng bào thai là sự phát triển chậm hoặc kém của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Đây là thể suy dinh dưỡng sớm nhất, trẻ đẻ ra đủ tháng (270-280 ngày) nhưng cân nặng lúc đẻ thấp dưới 2500g.

Tác giả: Theo joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 11/11: Bảo Vệ Gan Thận Trong Đái Tháo Đường

Với bệnh nhân đái tháo đường, chăm sóc thận là điều quan trọng vì thận đảm đương công việc rất quan trọng là lọc máu và đưa các chất thải ra ngoài.

Tác giả: Theo joyfm

Gặp thầy thuốc nổi tiếng ngày 04/11: Men vi sinh giúp trẻ biếng ăn

Lựa chọn men vi sinh là giải pháp an toàn giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, nhưng làm thế nào chọn được men vi sinh tốt mới mang lại hiệu quả hoàn hảo nhất?

Youtube

Facebook Fanpage

1