Học phát âm ABC

23-09-2016
  0   864

Chào mừng các bạn đến với Mobi Radio! Mình là Hoa.

Mọi ngôn ngữ đều bắt đầu với bảng chữ cái. Tương tự, tiếng Anh cũng có một bảng chữ cái riêng bao gồm 26 chữ cái tất cả. Hãy cùng bắt đầu bài học thú vị ngày hôm nay nhé!!

(Chạy 1 đoạn bài hát bảng chữ cái tiếng Anh)

Thật vui nhộn phải không?

Sau đây mình sẽ giới thiệu cách đọc từng chữ cái theo thứ tự trong bảng chữ cái nhé!

Đầu tiên, chữ “A” đọc là “ây” - “ây”.

Chữ “bờ” đọc là “bi” - “bi”. Hãy liên tưởng đến viên “bi” khi đọc chữ “B” thì sẽ dễ hơn đấy. Chữ “xê” đọc là “xi” - “xi”. Có thể nghĩ đến đèn xi nhan khi đọc chữ cái này.

Tiếp theo, chữ “đê” đọc là “đi” - “đi”. Chữ này các bạn có thể nghĩ ngay đến việc chúng ta đi lại, đi chơi chẳng hạn.

Chữ “E” được đọc là “i” - “i”. Nhớ đọc kéo dài ra một chút nhé: “iii”

Trong bảng chữ cái tiếng Việt không có chữ “F”, tuy nhiên phần bật hơi cũng hơi giống chữ “phờ” (pê hát) của tiếng Việt. Chúng ta đọc là “ép f” - “ép f”. Không đọc rõ hẳn chữ “phờ”, “ép phờ” mà là “ép f”.

Tiếp đến là chữ “gờ”, đọc là “gi” - “gi”, đọc giống vs từ ghép “gờ i” “gi” trong tiếng Việt.

Chữ “hát”, đọc là “ếtch” - “ếtch”. Lưu ý là có bật hơi chữ “tr” nặng, “tê rờ” của tiếng Việt nhé. “ếtch”.

Chữ “i ngắn”, đọc là “ai” - “ai”. Giống như khi bạn hỏi ai đó, ai vậy.

Tiếp nữa, chữ “J” cũng không có trong bảng chữ cái tiếng Việt. Các bạn có thể liên tưởng đến từng “giây” phút là có thể nhờ đến cách đọc của nó. Cách đọc là “giây” - “giây”. Chữ “gi” của tiếng Việt kết hợp với âm “ây”. “giây”

Chữ “ca” đọc là “cây” - “cây”. Chúng ta có thể nghĩ ngay đến cái cây chẳng hạn. Chữ “lờ”, đọc là “el” - “el” - “el” - “el”.
Chữ cái tiếp theo là chữ “mờ”, đọc là “emm” - “emm”. Chú ý có bật hơi nhẹ “mờ” nhưng không đọc rõ thành tiếng. Không phải “em mờ” mà là “emm” - “emm” 

Tương tự, chữ tiếp theo, chữ “nờ”, đọc là “enn” - “enn”, cũng bật hơi nhẹ “nờ”. “enn” - “enn”.

Sau đó là chữ “O”, đọc là “âu” - “âu”. Nhìn chữ “O” cũng giống cái âu phải không?

Chữ “pê”, đọc là “pi” - “pi”. Khi đọc các bạn cũng bật hơi giống như đọc chữ cái này trong tiếng Việt nhé: “pi” - “pi”. Vậy thì điều gì khiến các bạn dễ dàng liên tưởng đến cách đọc chữ cái này nhỉ? Trong toán học có lẽ các bạn không hề xa lạ với con số pi  (3,14)  đúng k?

Chữ “qui”, được đọc là “kiu” - “kiu”.

Chữ cái “e rờ”, đọc là “arr” - “arr”. Có phần uốn lưỡi “r” nên các bạn chú ý nhé. “arr” - “arr”

Chữ “S” hay “sờ nặng” của tiếng Việt, đọc là “ét x” - “ét x”. Bật hơi là chữ “sờ nhệ”. “ét x” - “ét x”.

Tiếp theo đó là chữ “tê”, đọc là “teaa” - “teaa”. Không phải là
“ti”mà là “teaa” - “teaa”

Chữ “U” sẽ được đọc là “you” - “you”. Mình thấy có nhiều bạn đọc là “ziu” nhưng như vậy thì không chính xác, phải đọc là “you” - “you”

Chữ “V” được đọc thành “vi” - “vi” - “vi”

Tiếp nữa là chữ “vê kép”, viết giống như 2 chữ V đứng liền nhau.

Nếu đọc chậm, chữ cái này sẽ đc phát âm là “đắp bồ you- “đắp bồ you”, tuy nhiên ở đây [uất hiện hiện tượng đọc nối âm nên thường đc phát âm là “đắp bờ liu” - “đắp bờ liu” - “đắp bờ liu”.

Chữ “íchx” hay “xờ nhẹ trong tiếng Việt” đọc là “eks” - “eks” - “eks”

Tiếp theo chữ “i dài”, đọc là “woai” - “woai” - “woai”. Cách đọc chữ cái này giống từ “Why” (tại sao) trong tiếng Anh đó!

Và cuối cùng, chữ “zét” sẽ đọc là “zii” - “zii” - “zii”. Đây là cách đọc Anh   Mỹ,  theo Anh   Anh sẽ đọc là
“zétd” - “zétd” - “zétd”.

Ok, bây giờ các bạn lặp lại theo mình một lần nữa nhé!

ABCDEFGHIGKLMNOPQRSTUVWXYZ

Để dễ nhớ hơn nữa, các bạn hãy mở lại bài hát ở đầu bài học và học theo nhé! Chúc các bạn học vui.

Hãy theo dõi và ủng hộ Mobi Radio  Xin cảm ơn các bạn  
 

Phân biệt cách phát âm can và can't

Có thể trước đây bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi phân biệt giữa CAN và CAN’T thì từ bây giờ bạn đã có thể phân biệt được đâu là CAN - có thể và đâu là CAN’T - không thể rồi.

Cặp từ phát âm giống nhau trong Tiếng Anh

Các bạn có biết là 'choose' và 'chews', 'flour' và 'flower', 'doe' và 'dough'... tuy cách viết và ngữ nghĩa khác nhau nhưng lại có chung một cách phát âm (theo giọng Anh - Mỹ) đấy.

7 lỗi phát âm mà người nói hay mắc phải (Phần 1)

Cùng xem những người học tiếng Anh trên thế giới có mắc phải những lỗi phát âm mà bạn gặp phải không nhé.

Giọng đọc: Diệu Hoa

Âm cuối trong Tiếng Anh

Bài học của chúng ta ngày hôm nay có chủ đề là: Âm cuối trong tiếng Anh. Các bạn cùng chú ý theo dõi nhé!

Giọng đọc: Diệu Hoa

Tại sao số 20 trong tiếng Mỹ nghe giống twen-y

Đố các bạn biết tại sao số '20' trong tiếng Mỹ nghe giống 'twen-y'? Đó cũng chính là chủ đề bài học của chúng ta ngày hôm nay.

Giọng đọc: Diệu Hoa

Tiếng Anh chuẩn Mỹ

Bài học hôm nay mình muốn giới thiệu đến các bạn có chủ đề là Tiếng Anh chuẩn... Mỹ.

7 lỗi phát âm người nói hay mắc phải (Phần 2)

Cùng xem những người học tiếng Anh trên thế giới có mắc phải những lỗi phát âm mà bạn gặp phải không nhé.

Cách phát âm từ có đuôi tận cùng là -Du

Các bạn có hào hứng cho một bài học mới nữa không? Hôm nay chúng ta sẽ học cách phát âm từ “du”  (đi you) như trong từ education đấy với giọng Anh Mỹ nhé.

Youtube

Facebook Fanpage

1