Lịch sử, ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Thể hiện : Hoàng Dương
Tác giả : Mỹ An
19-10-2016
  0   846

 

Cứ đến ngày 20/10 chị em lại được dịp xốn xang chờ đợi những món quà, những lời chúc tốt đẹp nhất từ phái mạnh. Vậy là cho đến bây giờ ngày Phụ nữ Việt Nam đã trải qua 86 năm, và năm nào cũng vậy vào ngày này các chị em phụ nữ đều nhận được những tình cảm cao đẹp nhất.

 

 

Lịch sử ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

 

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.

 

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ Việt Nam là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ Việt Nam đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai...

 

Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ Việt Nam như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:

 

- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.

 

- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.

 

- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.

 

- Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.

 

 

- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ Việt Nam phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

 

Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

 

Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".

 

Ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

 

Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày mà lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

 

Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

 

 

Hơn 80 mùa thu qua, tổ chức Phụ nữ Liên hiệp Hội ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.

 

Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Cần cù, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”.

 

-----------------

• Nguồn: Theo Mỹ An/ ĐSPL
• Thực hiện: Trà My, Hoàng Dương


Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vị tướng mũ mềm mở đầu cách đánh “nở hoa trong lòng địch” là ai?

Ông là vị tướng từng có thời gian mượn áo nâu sồng để che mắt địch; là vị Tổng tham mưu trưởng lâu năm nhất của quân đội nhân dân Việt Nam...Ông chính là Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Lạ lùng chuông cổ Vân Bản "ngoi lên" từ biển sâu

Đẹp, độc bản, tiêu biểu – đó là những từ mà các nhà cổ vật dành để miêu tả chuông chùa Vân Bản.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vén bức màn huyền thoại thời Hùng Vương

Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử trong tín ngưỡng dân gian đều là những vị thần thuộc thời đại Hùng Vương. Nhiều hiện vật khảo cổ học ở các di chỉ trong các tầng văn hóa thuộc kinh đô Văn Lang xưa đã góp phần...

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Làng Hồ Khẩu - Nét đẹp cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường

Làng Hồ Khẩu nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ, thời Lê là một phường của Kinh thành Thăng Long; thời Nguyên thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Nhà tù Hỏa Lò - Nơi hun đúc ngọn lửa Cách mạng

Nhà tù Hỏa Lò (nay được gọi là Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò) nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội được xây dựng năm 1896. Tại đây, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Thái sư Lê Văn Thịnh - Công lao to lớn, án oan ngút trời

Đỗ đầu khoa thi Minh Kinh bác học – Khoa thi Nho học đầu tiên của vương triều Lý, Lê Văn Thịnh đã được chọn làm thầy dạy vua Lý Nhân Tông.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Ngụ binh ư nông - Nét đặc sắc của quân sự Việt Nam

“Ngụ binh ư nông” là nét đặc sắc của nghệ thuật tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang trong truyền thống quân sự Việt Nam.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Chùa Dục Khánh - nơi ra đời của vua Lê Thánh Tông

Chùa Dục Khánh tọa lạc trong ngõ Văn Chương, Huy Văn, quận Đống Đa, Hà Nội là nơi mà ở thế kỷ 15 bà Ngô Thị Ngọc Dao đã về nương náu và sinh thành vua Lê Thánh Tông.

Youtube

Facebook Fanpage

1