Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

14-03-2023
  0   762

Ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc nhưng bạn có bao giờ tự hỏi thế nào mới là một cuộc sống hạnh phúc? Kỳ thực, hạnh phúc là một thứ trừu tượng, không thể nhìn thấy, cầm nắm hay cân đo đong đếm được. Hạnh phúc là thứ mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận. Nếu không biết cầm nắm chìa khóa để có được hạnh phúc, chúng ta không bao giờ hạnh phúc.

 

Gần đây tôi có dành nhiều thời gian suy ngẫm mình cần gì trong cuộc sống này? Điều gì mới khiến mình hạnh phúc? Một câu hỏi tưởng giản đơn nhưng không dễ trả lời chút nào. Có nhiều người sẽ nhanh trí cho rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có thật nhiều tiền, trở nên giàu có. Hay tôi sẽ hạnh phúc khi có ai đó yêu mình, quan tâm mình.

 

Nếu hạnh phúc là khi có nhiều tiền hơn, vậy thì tại sao giới siêu giàu vẫn phải trăn trở hỏi câu “Tiền nhiều để làm gì?” Tại sao nhiều ngôi sao nổi tiếng đã chọn từ bỏ cuộc đời khi đang đứng trên đỉnh cao sự nghiệp, tiền bạc, danh vọng không hề thiếu.

 

Nếu hạnh phúc là khi có ai đó yêu mình, quan tâm mình, đặc biệt là ở khía cạnh tình yêu đôi lứa. Vậy khi không được yêu, không được quan tâm, chẳng phải người ta sẽ mãi không thể hạnh phúc hay sao?

 

Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

 

Tôi từng lao đầu vào kiếm tiền, nhận đủ công việc làm thêm, thu nhập của tôi cũng nhờ thế mà tăng lên, tôi chỉ có thể yên tâm hơn một chút khi tiền đổ về tài khoản mỗi tháng. Nhưng sau tất cả, dù thu nhập tăng lên, tôi vẫn không hạnh phúc hơn. Đến một lúc nào đó, chiếc áo mới, lọ mỹ phẩm, những bữa ăn xa xỉ không làm cho tôi vui sướng nữa.

 

Tôi từng yêu đương hẹn hò, được người ta quan tâm chăm sóc. Nhưng trong lòng vẫn luôn cảm thấy cô đơn, trống trải và bất an. Tôi có một gia đình yêu thương mình, những người đồng nghiệp, bạn bè tốt, nhưng điều đó cũng không đảm bảo rằng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc.

 

Vậy thì hạnh phúc ở đâu? Làm sao để đuổi bắt được nó?

 

Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

 

Nếu coi hạnh phúc là khi được nhận về một thứ gì đó, dù là vật chất hay tình cảm thì cũng đồng nghĩa với việc mình giao chiếc chìa khóa hạnh phúc của bản thân vào tay người khác rồi. Đó là lý do nhiều chị em thất vọng, tủi thân khi người yêu hay chồng mình không còn săn đón, quan tâm như lúc ban đầu, ngày lễ cũng chẳng nhớ gì đến quà cáp. Rồi lại nhìn quanh, so sánh với những người phụ nữ khác và càng thêm chạnh lòng. Khi chúng ta bắt đầu kỳ vọng vào người khác cũng là lúc chúng ta dễ nhận về sự thất vọng.

 

Bên cạnh đó, tôi quan sát thấy nhiều người rất thích làm việc tốt, dù đôi khi họ không thật sự nhận được lợi ích gì cho bản thân mình. Như mẹ tôi, rất thích làm từ thiện, hay cho tiền người khác dù mẹ cũng không dư giả gì. Trong khi tôi còn đa nghi cho rằng những người ăn xin có cả đường dây chăn dắt, lừa đảo thì mẹ vẫn tin vào luật nhân quả và giúp nhầm còn hơn bỏ sót. Hóa ra cảm giác được làm người tốt, giúp được điều gì đó tốt đẹp cho người khác thôi thúc mẹ làm việc thiện.

 

Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

 

Hay ở trên mạng xã hội, nhiều người không phải KOL nhưng vẫn tích cực bỏ thời gian và công sức để chia sẻ kiến thức miễn phí cho cộng đồng. Đó chính là cái cảm giác hạnh phúc khi được cho đi, trở thành người có giá trị hơn và giúp đỡ người khác nhiều hơn.

 

Không cần phải giàu có, dư giả mới có thể giúp đỡ người khác. Ai cũng có thứ gì đó có thể cho đi. Chẳng hạn như ở đại dịch Covid-19 lần này, nhiều người dân nghèo, chỉ có tài sản lớn nhất là cuốn sổ hộ nghèo, họ vẫn sẵn sàng đóng góp mớ rau, quả bí, những thứ của nhà trông được.

 

Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

 

Các chuyên gia tài chính cho rằng, bạn nên dành 5 – 10% thu nhập hàng tháng để cho đi. Con số này có thể linh động tùy theo mức thu, chi của bạn. Việc cho đi khiến bạn cảm thấy cuộc sống của mình đủ đầy hơn, thấy hạnh phúc hơn. Vì thế, đừng quá nhăn nhó khó chịu với cả xấp thiệp cưới mà bạn nhận được, hay thấy bất an khi phải đi thăm người ốm. Thay vào đó, hãy luôn có sự chuẩn bị để có thể cho đi một cách vui vẻ. Bên cạnh đó, thứ mà bạn cho đi không nhất thiết phải là tiền bạc.

 

Khi bạn cho đi, chiếc chìa khóa hạnh phúc nằm trong tay bạn.

 

Áp dụng công thức trên, ta cũng có thể rút ra rằng, chìa khóa của hạnh phúc nằm ở việc bớt đi chứ không phải thêm vào. Bạn sẽ không nhận ra rằng bạn đang sở hữu quá nhiều thứ đâu. Khi bạn bỏ bớt, bạn được sống nhẹ nhõm, thảnh thơi hơn. Ví dụ, ăn ít đi để có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Buông bớt những suy nghĩ tiêu cực, lo âu để đầu óc thông thoáng và sáng suốt hơn. Bỏ bớt đồ đạc để nhà cửa thoáng đãng, không phải stress vì sống trong mớ đồ đạc ngồn ngộn.

 

Tôi đã thử và thấy hiệu quả, còn bạn thì sao?

 

https://emdep.vn/song-dep/vi-sao-chia-khoa-cua-hanh-phuc-lai-nam-o-viec-cho-di-chu-khong-phai-nhan-ve-20230309161448755.htm

Học người thông minh cách sử dụng thời gian rảnh để cảm thấy hạnh phúc hơn

Trên thực tế, bằng cách sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách khôn ngoan, bạn có thể thấy rằng mình không chỉ làm được nhiều việc hơn mà còn cảm thấy hạnh phúc hơn.

5 bước giúp bạn tìm kiếm công việc hoàn hảo

Tìm kiếm công việc hoàn hảo là khi bạn có thể là chính mình và theo đuổi đến công nghề nghiệp đó. Emdep sẽ bật mí cho bạn 5 bước cơ bản để đi đúng hướng nhé.

Sai lầm nào cũng sẽ được tha thứ nếu chúng ta can đảm nhận lỗi

Điều khiến người thành công và kẻ thất bại khác biệt chính là ở khả năng nhận ra bài học sau khi vấp ngã và ghi nhớ để không bao giờ lặp lại lần thứ hai.

Tìm thấy niềm vui trong 4 điều này, bạn sẽ thấy cuộc sống đơn giản hơn rất nhiều

Trên thực tế, niềm vui đích thực thường đến từ những điều đơn giản nhất.

Người khôn ngoan biết xem nhẹ 2 điều, kẻ khờ dại đặt nặng nên càng khổ tâm

Đa phần những người khôn ngoan thường không để tâm đến ý kiến của những người khác.

Muốn thành công, đừng chia sẻ dự định của mình cho người khác

Được khen ngợi, bộ não chúng ta sẽ giải phóng dopamine, hormone kích thích niềm vui, hạnh phúc. Nó làm ta giảm khả năng hoàn thành những việc cần thiết để đạt mục tiêu.

Khi nản chí muốn từ bỏ ước mơ, hãy nhớ đến những điều này

Đừng từ bỏ ước mơ dù cho có gặp bao nhiêu khó khăn đi chăng nữa vì nếu dễ dàng thì ai cũng có thể làm được.

Ở nơi làm việc, ai không hiểu được 4 chân lý này sẽ mãi quanh quẩn trong cảnh 'lương ba cọc ba đồng'

Là người đi làm công ăn lương, bạn cần hiểu được 3 chân lý này để có thể thành công, thoát khỏi cảnh đi làm lương ba cọc ba đồng, chưa hết tháng đã hết tiền.

Youtube

Facebook Fanpage

1