"Áo vải" - Một truyện ngắn của Nam Cao bị quên lãng 70 năm qua

01-03-2024
  0   59

“Những gì thuộc ngòi bút Nam Cao luôn luôn mang đặc trưng của lối viết Nam Cao” – Đó là nhận định của Nhà Nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân khi giới thiệu về thế giới chữ nghĩa chưa mấy ai biết tới của cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học nước ta. Truyện ngắn “Áo vải” được in lần đầu trên tuần báo Truyền bá, số 170, ra ngày 29/03/1945, cách đây gần 80 năm, đã bộc lộ cái nhìn thiện cảm đầy trân trọng của Nam Cao đối với “người nhà quê”. Lấy bối cảnh một gia đình nhà buôn từ thành phố Cảng tản cư về làng quê tránh bom đạn chiến tranh, một cách đầy tự nhiên, chân thật, qua những biến cố bất ngờ và đau thương của số phận nhân vật, truyện ngắn “Áo vải” lần tìm lại những nét đẹp trong bản chất và ứng xử của con người nông thôn. Nghèo khó phải đi ở cho nhà giàu, chị Sen, tức chị Thiêm vì thương cô Ngọc bị anh trai, chị dâu bạc đãi mà cứu giúp, che chở. Trong hoàn cảnh không lấy gì làm dư giả, anh chị Thiêm vẫn sẵn sàng giang tay nuôi nấng hai đứa con của cô Ngọc, tức bà Hoan Ký. Kể cả khi hai đứa trẻ về lại thành phố rồi sinh lòng phụ bạc những ân nhân của mình, chị Thiêm vẫn thương yêu và cưu mang khi gặp lại chúng trong hoàn cảnh khốn khó. Không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, tình thương, nghĩa tình con người sáng lên qua những trang văn viết về “những người nhà quê chỉ mặc áo vải suốt đời, nhưng còn đáng trọng bằng mười kẻ mặc lụa là gấm vóc”. Nhà văn Nam Cao đã viết về điều đó bằng một ngòi bút nhẹ nhàng, tinh tế như thể là sự mặc nhiên ở đời. Cũng như với các tác phẩm để đời được nhiều người biết đến, nhà văn thể hiện tài quan sát, lắng nghe và diễn tả từng nét ngoại hình, hành vi, giọng điệu nhân vật. Ông đã tạo hồn cốt cho câu chuyện theo mách bảo của kinh nghiệm và cả lương tri con người.

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage

1