Cấu trúc Used to, be used to, get used to

Thể hiện : Hoa ND
14-10-2016
  0   3350

Chào các bạn khán giả yêu quý của Mobi Radio, mình là Hoa.

Trong tiếng Anh hay có kiểu nói: “ tôi đã từng làm gì đó trong quá khứ”, “ tôi đã quen với việc này, việc kia rồi.” Hai kiểu nói này lần lượt sử dụng hai cấu trúc mà các bạn có thể sẽ thấy rất quen là : “used to” và “get used to hay be used to”. Nghe hơi khó phân biệt phải không? Bài học ngắn gọn ngày hôm nay sẽ giải tỏa hết mọi thắc mắc cho các bạn.

Đầu tiên là cấu trúc used to nhé. Nó đánh vần là .... được dùng để diễn tả một thói quen trong quá khứ nhưng không còn được duy trì ở hiện tại nữa. Không ngạc nhiên khi từ use được chia ở thì quá khứ có thêm “Ed” đúng không? Ví dụ tôi đã từng bán quần áo thì ta có thể nói là: “ I used to sell clothes” x3. Tôi đã từng dùng facebook thì là: “ i used to be on facebook.”x2 hoặc tôi đã chơi dota là “I used to play Dota”x3. Rất rất nhiều các ví dụ các bạn có thể tự lục lại trong quá khứ để áp dụng cách nói này đúng không? bạn đã từng dậy sớm, bạn đã từng hút thuốc, bạn đã từng có một chiếc xe hơi, bạn đã từng siêng tập thể dục, vân vân và vân vân. Phần thú vị hơn của cấu trúc này đó là phủ định của nó. didn’t use to. Ta chỉ cần thêm didn’t như mọi câu phủ định khác ở quá khứ đơn và đưa use về nguyên thể là xong. Muốn nói ngày trước tôi không có thói quen bơi lội là I didn’t use to swim. Thật đơn giản phải k các bạn? Các bạn nhớ là sau didn’t thì use luôn phải ở dạng nguyên thể nhé. Còn với dạng khẳng định used to thì luôn phải thêm đuôi ed cho động từ use.

Bây giờ chúng ta hãy đến với cấu trúc đã quen với một điều gì đó. Trước đó chúng ta có thể thấy lạ lẫm nhưng tại thời điểm nói thì không hề . Đó là get used to hoặc be used to. Cả hai trường hợp đều dùng use được thêm ed. Sau get used to và be used to là động từ v-ing để diễn tả sự quen thuộc với một việc gì đó, hoặc chỉ cần danh từ để diễn tả đã quen với một sự vật nào đó. Ví dụ tôi đã quen với thời tiết hà nội là I am now used to the weather in Ha Noi. Tôi đã quen với việc dậy sớm là I am used to getting up early. X3Các bạn có để ý thấy sau to là getting chứ không phải get nguyên thể k ạ? Khi diễn tả việc gì đó, đừng quên cho động từ về dạng v-ing để đúng ngữ pháp các bạn nhé. Tôi không thể quen với việc dậy sớm là I cannot get used to getting up so early. X3 cấu trúc be used to và get used to có thể dùng thay thế cho nhau một cách linh hoạt các bạn ạ.

Có một lưu ý nho nhỏ đó là cấu trúc đã quen với điều gì đó không hề được bó hẹp trong hiện tại mà còn có thể nói ở trong quá khứ hoặc tương lai. Chẳng hạn bạn nói với một ng bạn nước ngoài là : “dont’ worry. U will soon get used to vietnamese food.” Đừng lo, bạn sẽ sớm quen với đồ ăn việt nam thoi. X2.
Hoặc là bạn kể hồi bạn sang anh do chưa quen với tuyết nên cứ ngã lần này đến lượt khác các bạn cũng có thể dùng cấu trúc này nhưng chỉ cần dùng với thì quá khứ đơn là được. I was not used to snow so I fell again and again. X3 một cách nói linh hoạt phải không các bạn?

Diệu Hoa hi vọng các bạn đã có thêm một niềm vui nho nhỏ khi tìm ra cách nói tương đồng giữa tiếng anh và tiếng mẹ đẻ qua cách nói đã từng làm gì đó và đã quen với điều gì đó. Hai cấu trúc xuất hiện nhiều vô kể ở cả văn viết và văn nói của người bản xứ. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các bài học sau của Mobi Radio!

Nguồn tham khảo: Step Up English Radio
 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Phân biệt 'bring' và 'take'

Chúng ta hãy cùng xem xét nguyên tắc sử dụng bring và take ngay sau đây. 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Phân biệt một số cấu trúc Tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn

Chủ đề học của chúng ta ngày hôm nay là phân biệt một số cấu trúc tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn. Chúng ta cùng bắt đầu luôn nhé!

Giọng đọc: Diệu Hoa

Phân biệt some time, sometime và sometimes

Hôm nay chúng ta cùng học cách phân biệt 'some time', 'sometime' và 'sometimes' nhé!

Giọng đọc: Diệu Hoa

Cách phân biệt 'walking', 'trekking', 'hiking'

Buổi học ngày hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân biệt 'walking', 'trekking', 'hiking' nhé! Cả ba từ "walking", "trekking", "hiking" đều có nghĩa là đi bộ.

Giọng đọc: Diệu Hoa

Cách phân biệt "amount" và "number" trong Tiếng Anh

Buổi học ngày hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân biệt 'amount' và 'number' nhé. Đây là cặp từ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Anh nhất. 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Cách sử dụng của Actually, Really và Infact

Hôm nay, mình sẽ cung cấp cho các bạn vài lưu ý nhỏ về sự khác biệt giữa actually, really và infact nhé! 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Những lỗi sai trong từ vựng hay gặp trong tiếng Anh - Phần 2

Hôm nay chúng ta cùng lắng nghe tiếp phần hai của bài học "những lỗi sai từ vựng hay gặp trong Tiếng Anh" nhé!

Giọng đọc: Diệu Hoa

Những lỗi sai trong từ vựng hay gặp trong tiếng Anh - Phần 1

Hôm nay mình sẽ chỉ  ra cho các bạn các lỗi sai từ vựng thường gặp khi các bạn làm tiếng Anh, những lỗi tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.

Youtube

Facebook Fanpage

1