Người vẽ lá cờ Tổ quốc

Thể hiện : Trọng Khương
18-11-2016
  0   1241

 

Nguyễn Hữu Tiến tức Trương Xuân Trinh, còn gọi là thầy giáo Hoài hay Hai Bắc Kỳ, người vẽ lá cờ đỏ sao vàng - Quốc kỳ của nước CHXHCN Việt Nam -  là một Xứ ủy viên Nam Kỳ, một chiến sĩ cộng sản, một người con ưu tú của quê hương Hà Nam. Trong chuyên mục Lịch sử hôm nay, mời các quý thính giả cùng (tên MC) tìm hiểu đôi nét về người đã vẽ lá cờ Tổ quốc nhé.

 

Nguyễn Hữu Tiến sinh ngày 3-3-1901 tại làng Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, trong một gia đình nhà Nho nghèo có tinh thần yêu nước.

 

Học hết bậc tiểu học, ông về quê dạy học. Năm 1923-1926, ông tham gia phong trào yêu nước ở quê hương và liên hệ mật thiết với các bạn ở Nam Định, Thái Bình.

 

Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến - Người vẽ lá cờ Tổ quốc
Chân dung liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến đang ngồi vẽ cờ (tác phẩm của cố nhạc sĩ Văn Cao).

 

Năm 1927, Nguyễn Hữu Tiến được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, ông được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Năm 1930, Nguyễn Hữu Tiến cùng các đồng chí như Trần Tử Yến, Vũ Văn Uyển đứng ra thành lập Chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại làng Lũng Xuyên, theo quyết định của Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đây là tổ chức cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo tại Hà Nam, Nguyễn Hữu Tiến được tín nhiệm giữ chức Phó Bí thư phụ trách công tác tuyên truyền.

 

Ngày 22-5-1931, Nguyễn Hữu Tiến bị mật thám bắt tại Hà Nội. Chúng đưa ông về giam ở Nam Định, tra tấn rất dã man, rồi kết án 20 năm khổ sai, 20 năm quản thúc, đày lên Sơn La, rồi đưa ra nhà tù Côn Đảo. Tháng 4-1935, ông cùng một số tù chính trị khác là Tạ Uyên, Tống Văn Trân, Vũ Công Phụ vượt ngục, trở về đất liền, hoạt động cách mạng tại Hậu Giang. Sau đó, ông lên Sài Gòn – Chợ Lớn phụ trách cơ quan ấn loát của Đảng, phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.

 

Tháng 7/1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp mở rộng thông qua đề cương khởi nghĩa, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai mô tả lại một số lá Quốc kỳ của các nước. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã giao cho đồng chí Nguyễn Hữu Tiến vẽ mẫu một lá cờ cách mạng để dùng cho cuộc khởi nghĩa sắp tới.

 

Từ khi nhận nhiệm vụ vẽ mẫu cờ khởi nghĩa, Nguyễn Hữu Tiến đinh ninh: Cờ cách mạng phải biểu hiện được ý chí cách mạng. Cờ cách mạng là phải đi tiên phong, phải cuốn trong gió, phải mang hồn thiêng liêng sông núi, xốc tới, lôi cuốn mọi người đi (…). Cho đến một đêm, sức nghĩ trong ông bừng sáng, Nguyễn Hữu Tiến khai bút và ngọn cờ đỏ sao vàng hiện ra.

 

Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến - Người vẽ lá cờ Tổ quốc

 

Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng năm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sỹ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Vẽ xong mẫu lá cờ cách mạng, Nguyễn Hữu Tiến đã trình bày những suy nghĩ của mình cho các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, cùng các đồng chí khác trong chi bộ để mọi người góp ý. Nguyễn Hữu Tiến bày tỏ tại sao mình chọn nền cờ màu đỏ? Tại sao đặt ngôi sao vàng năm cánh ở giữa? Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và những người có mặt cùng đồng tâm, đồng lòng với Nguyễn Hữu Tiến.

 

Lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh lần đầu tiên được in trên trang nhật báo Tiến Lên, cùng với một bài thơ do chính ông sáng tác, kêu gọi nhân dân Việt Nam đoàn kết chiến đấu dưới lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc:

 

Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến - Người vẽ lá cờ Tổ quốc

 

“Việt Nam ta con Hồng cháu Lạc

 

Dòng máu đỏ, giống da vàng, trải bốn ngàn năm oanh liệt.

 

Thế mà chịu tám mươi năm rên xiết

 

Dưới giày đinh đế quốc sài lang!

 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng

 

Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc

 

Nền cờ thắm máu đào vì nước

 

Sao vàng tươi da của giống nòi

 

Đứng lên mau! Hồn nước gọi ta rồi

 

Hỡi sỹ, nông, công, thương, binh

 

Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh

 

Đoàn kết lại sức mình sẽ mạnh

 

Quyết đánh tan phát xít Nhật - Tây

 

Hỡi hai lăm triệu con yêu nước Việt Nam này

 

Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh…”.

 

Mẫu cờ đã được Xứ ủy Nam Kỳ nhất trí và xuất hiện lần đầu tiên trong khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.

 

Tuy nhiên, ông không kịp nhìn thấy lá cờ của mình tung bay. Ngày 30-7-1940, ông bị thực dân Pháp bắt tại cơ quan in báo Đảng. Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, đàn áp đẫm máu và bị khủng bố rất tàn bạo. Thực dân Pháp đưa ông và nhiều yếu nhân của Đảng Cộng sản Đông Dương như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Hà Huy Tập… xử bắn ngày 26-8-1941 tại Hóc Môn, Gia Định.

 

Lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến đã lan rộng ra và trở thành cờ hiệu của phong trào Việt Minh. Tại Hội nghị Tân Trào chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, Quốc dân đại hội đã nhất trí chọn lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến làm Quốc kỳ của đất nước Việt Nam độc lập.

 

Năm 1993, để ghi ơn đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, Tỉnh ủy – Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, huyện Duy Tiên đã xây dựng nhà lưu niệm mang tên: “Nhà lưu niệm Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến”. Ngôi nhà được xây dựng trên nền nhà cũ gồm 4 gian khang trang sạch đẹp. Hiện nay, nơi này do người con gái duy nhất của Nguyễn Hữu Tiến là bà Nguyễn Thị Xu trông nom. Trong căn nhà có treo một bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Nguyễn Hữu Tiến đang ngồi vẽ lá cờ đỏ sao vàng, do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ.

 

Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến - Người vẽ lá cờ Tổ quốc
Bà Nguyễn Thị Xu trông nom nhà tưởng niệm của cha.

 

Mộ đồng chí Nguyễn Hữu Tiến hiện được an táng tại Nghĩa trang Liệt sỹ Thành phố Hồ Chí Minh (phường Long Bình, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh).

 

 

-----------------

• Nguồn: Theo Dantri
• Thực hiện: Trà My, Trọng Khương


Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vị tướng mũ mềm mở đầu cách đánh “nở hoa trong lòng địch” là ai?

Ông là vị tướng từng có thời gian mượn áo nâu sồng để che mắt địch; là vị Tổng tham mưu trưởng lâu năm nhất của quân đội nhân dân Việt Nam...Ông chính là Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Lạ lùng chuông cổ Vân Bản "ngoi lên" từ biển sâu

Đẹp, độc bản, tiêu biểu – đó là những từ mà các nhà cổ vật dành để miêu tả chuông chùa Vân Bản.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vén bức màn huyền thoại thời Hùng Vương

Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử trong tín ngưỡng dân gian đều là những vị thần thuộc thời đại Hùng Vương. Nhiều hiện vật khảo cổ học ở các di chỉ trong các tầng văn hóa thuộc kinh đô Văn Lang xưa đã góp phần...

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Làng Hồ Khẩu - Nét đẹp cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường

Làng Hồ Khẩu nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ, thời Lê là một phường của Kinh thành Thăng Long; thời Nguyên thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Nhà tù Hỏa Lò - Nơi hun đúc ngọn lửa Cách mạng

Nhà tù Hỏa Lò (nay được gọi là Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò) nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội được xây dựng năm 1896. Tại đây, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Thái sư Lê Văn Thịnh - Công lao to lớn, án oan ngút trời

Đỗ đầu khoa thi Minh Kinh bác học – Khoa thi Nho học đầu tiên của vương triều Lý, Lê Văn Thịnh đã được chọn làm thầy dạy vua Lý Nhân Tông.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Ngụ binh ư nông - Nét đặc sắc của quân sự Việt Nam

“Ngụ binh ư nông” là nét đặc sắc của nghệ thuật tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang trong truyền thống quân sự Việt Nam.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Chùa Dục Khánh - nơi ra đời của vua Lê Thánh Tông

Chùa Dục Khánh tọa lạc trong ngõ Văn Chương, Huy Văn, quận Đống Đa, Hà Nội là nơi mà ở thế kỷ 15 bà Ngô Thị Ngọc Dao đã về nương náu và sinh thành vua Lê Thánh Tông.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 1

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 1" qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 2

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 2" qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Thèm được cãi nhau với chồng

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Thèm được cãi nhau với chồng” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 3

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 3” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 2

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 2” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 1

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 1” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Hài hước thể thao

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Hài hước thể thao ” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Đã bảo rồi mà – Phần 2

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Đã bảo rồi mà – Phần 2” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Youtube

Facebook Fanpage

1