Số đếm từ 1 đến 20

Thể hiện : Hoa ND
28-09-2016
  0   638

How to pronounce number part 1
Phát bài hát : 10 little numbers
Chào các bạn nghe đài thân mến của Mobi Radio.

Chắc hẳn khi nghe bài hát 10 little numbers dễ thương vừa rồi các bạn cũng có thể đoán ra chủ đề sẽ được nói đến ngày hôm nay phải không? Đúng rồi, đó chính là cách đọc số trong tiếng anh. Như bất kì ngôn ngữ nào, tiếng anh cũng có hai loại số là số đếm: 1,2,3,4,5,6... và số thứ tự dùng để xếp hạng: thứ 1, thứ 2, thứ 3,vv..vv..

Chẳng hạn để nói có tất cả 5 châu lục trên trái đất, chúng ta sẽ sử dụng số đếm thông thường,tức là cardinal numbers. Cardinal, đánh vần là C-A-R-D-I-N-A-L numbers, có nghĩa là số từ chỉ số lượng. Bài học hôm nay sẽ riêng về số đếm từ 1-20 các bạn nhé. Nghe có vẻ dễ nhưng thực ra có rất nhiều tiểu tiết nho nhỏ để phát âm chúng một cách hoàn hảo đấy.

Dù con số có lớn đến mấy, chúng ta cũng luôn bắt đầu bằng các số đếm cơ bản từ 0 đến 10 mà ai cũng biết. Hãy cùng ôn lại nào:

Số không- Zero- (dzia rầu), các bạn nhớ xuống giọng ở âm rầu thì mới chính xác nhé. Zero, Zero,..

Số Một- One- có âm “gùa” ở đầu chứ không phải là oăn. One, one, one. One girl- một cô gái

Số hai- Two- không phải là tờ-u-tu, giống như tu một cốc nước đâu nhé. Mà cần xẹt hơi ra , ( làm mẫu ). Hai quả táo là Two apples.

Số ba- Three. ở đây là âm “i:” dài nên các bạn đừng đọc cụt lủn là thờ ri mà kéo dài ra một chút xíu là thờ rii nhé.

Số 4- Four: Ở đây chúng ta đọc giọng cao lên một chút và lưu ý âm “R” ở cuối cùng nhé. There are 4 peo- ple in my family- có 4 người trong gia đình chúng tôi

Số 5- Five- có một âm “vờ” rất rất nhẹ ở cuối cùng, đừng bỏ quên âm “vờ” nhẹ này nhé. Five- five- five. Five books: 5 quyến sách.

Số 6- Six- nếu mổ xẻ âm thanh vừa rồi chúng ta sẽ thấy có 2 phần. Một phần là “xích” giống như xích lô, và sau đó xì hơi : “xờ...” . Cùng đọc theo mình nào: Six, six, six, ....

Số 7- seven: seven computers- 7 cái máy tính

Số 8- eight- kết thúc bằng âm “tờ” nhưng trong tiếng Anh Mỹ các bạn có thể đọc âm cuối này hay không tùy thích, “ết(tờ)”, hay “ết” đều được.

Số 9 - nine - nine- các bạn đừng quên âm “nờ” vô cùng nhẹ . Nai nờ, nai nờ, nai nờ.

Số 10- ten- hoàn toàn k phải là “ten” mà có xẹt âm “t” ở đầu, ten, ten, ten
Vậy là đã xong các số đếm cơ bản rồi. Các bạn hãy cùng mình ôn lại một lượt nhé. One, 2, 3 , 4, 5, 6, 7, 8, 9,10

Khi mà 2 bàn tay của chúng ta k đủ để đếm nữa thì sao nhỉ? Đó là lúc chúng ta cần đến các số từ 11 trở đi rồi đấy. Ngay sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn các số từ 11 đến 20.

Các bạn vẫn thường nghe các mọi người xung quanh than vãn là hết tuổi teen rồi đúng không? Tuổi teen là độ tuổi từ 11 đến 19 và trong tiếng anh đều kết thúc bằng từ “teen”, ngoại trừ số 11 và số 12 siêu phá cách là twelve mà thôi. Số 11 là eleven, đánh vần E-L-E-V-E-N. Còn số 12- TWELVE - đánh vần là T-W-E-L- V-E .

Khi nói về số lượng : có 12 cái gì đó, cái bút, cái thước, quyển vở , vv..vv người bản xứ thường thay từ twelve bằng a dozen- một tá. Các bạn đã bao giờ nghe thấy từ này chưa ? Dozen-tá – đánh vần là D-O-Z-E-N . I have a dozen iphones – tôi có 12 chiếc iphone!

Vậy 20 là gì? Đó chính là twenty – đánh vần là t-w-e-n-t-y , twenty, twenty, twenty. Bây giờ mình sẽ nhắc lại cho các bạn các con số từ 11 đến 20 nhé:
11 là eleven

12 - twelve

13 - thirteen

14 - fourteen

15 - fifteen

16 - sixteen

17 - seventeen

18 - eighteen

19 - nineteen

20 - twenty

Bây h sẽ là một bài hát dạy đếm siêu dễ thương từ 1 đến 20 của kênh Dream English Kids nhé . Mời các bạn cùng thưởng thức với mình:

<phát bài Let’s count to 20 songs for kids đến phút >

Các khán giả thân mến, các bạn có nắm bắt được kiến thức đếm số trong bài học vừa rồi không? Bài học tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nói các số lớn hơn nhé.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn!

Nguồn tham khảo: Stepup English Radio


 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Phân biệt 'bring' và 'take'

Chúng ta hãy cùng xem xét nguyên tắc sử dụng bring và take ngay sau đây. 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Phân biệt một số cấu trúc Tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn

Chủ đề học của chúng ta ngày hôm nay là phân biệt một số cấu trúc tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn. Chúng ta cùng bắt đầu luôn nhé!

Giọng đọc: Diệu Hoa

Phân biệt some time, sometime và sometimes

Hôm nay chúng ta cùng học cách phân biệt 'some time', 'sometime' và 'sometimes' nhé!

Giọng đọc: Diệu Hoa

Cách phân biệt 'walking', 'trekking', 'hiking'

Buổi học ngày hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân biệt 'walking', 'trekking', 'hiking' nhé! Cả ba từ "walking", "trekking", "hiking" đều có nghĩa là đi bộ.

Giọng đọc: Diệu Hoa

Cách phân biệt "amount" và "number" trong Tiếng Anh

Buổi học ngày hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân biệt 'amount' và 'number' nhé. Đây là cặp từ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Anh nhất. 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Cách sử dụng của Actually, Really và Infact

Hôm nay, mình sẽ cung cấp cho các bạn vài lưu ý nhỏ về sự khác biệt giữa actually, really và infact nhé! 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Những lỗi sai trong từ vựng hay gặp trong tiếng Anh - Phần 2

Hôm nay chúng ta cùng lắng nghe tiếp phần hai của bài học "những lỗi sai từ vựng hay gặp trong Tiếng Anh" nhé!

Giọng đọc: Diệu Hoa

Những lỗi sai trong từ vựng hay gặp trong tiếng Anh - Phần 1

Hôm nay mình sẽ chỉ  ra cho các bạn các lỗi sai từ vựng thường gặp khi các bạn làm tiếng Anh, những lỗi tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.

Youtube

Facebook Fanpage

1