Trọng âm trong Tiếng Anh

Thể hiện : Hoa ND
27-09-2016
  0   753

Chào mừng các bạn đến vs Mobi Radio. Mình là Hoa.

Trọng âm từ (Word Stress) đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt được từ này với từ khác khi chúng ta nghe và nói tiếng Anh. Người bản ngữ phát âm bất cứ từ nào đều có trọng âm rất tự nhiên đến mức
họ không biết là họ có sử dụng trọng âm. Vì vậy, đặt trọng âm sai âm tiết hay không sử dụng trọng âm sẽ khiến người bản xứ khó có thể hiểu được là người học tiếng Anh muốn nói gì và họ cũng gặp không ít khó khăn trong việc nghe hiểu người bản xứ. Chẳng hạn: từ “export” có 2 cách đánh trọng âm, trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất là danh từ, đọc là /ˈekspôrt/ có nghĩa là việc xuất khẩu, nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai /ikˈspôrt/ thì đó là động từ, có nghĩa là hành động xuất khẩu. Trong tiếng Anh, có một số từ được viết giống nhau nhưng trọng âm ở vị trí khác nhau tùy theo từ loại. Như vậy phát âm đúng trọng âm của một từ là yếu tố đầu tiên giúp nghe hiểu và nói được như người bản ngữ.

Trọng âm từ là gì? Để hiểu được trọng âm của một từ, trước hết người học phải hiểu được thế nào là âm tiết. Mỗi từ đều được cấu tạo từ các âm tiết. Âm tiết là một đơn vị phát âm, gồm có một âm nguyên âm (a,e,i,o,u) và các phụ âm (p, k, t, m, n...) bao quanh hoặc không có phụ âm bao quanh. Từ có thể có một, hai, ba hoặc nhiều hơn ba âm tiết. VD: từ “fun”, “fast”, “go”, “do” là những từ có 1 âm tiết. “twenty”, “table”, “sunshine” là những từ có 2 âm tiết còn những từ có 3 âm tiết “important”, 4 âm tiết “practitioner” và 5 âm tiết như “international”,...vv

Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, những từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao. Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trọng cùng một từ thì ta nói âm tiết đó đươc nhấn trọng âm. Hay nói cách khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó. Khi nhìn vào phiên âm của một từ, thì trọng âm của từ đó được ký hiêu bằng dấu phẩy trên ở phía trước, bên trên âm tiết đó.

Vậy có quy tắc nào để đánh dấu tọng âm của từ hay không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, giống như bất kể các hiện tượng ngữ pháp, đó chỉ là tương đối, tức là không đúng vs mọi trường hợp. Nhưng chúng ta vẫn có thể áp dụng trong rất nhiều trường hợp. Sau đây mình sẽ giới thiệu 1 số quy tắc đánh dấu trọng âm cơ bản nhất:

Đối với các từ có 2 âm tiết, ta có 4 quy tắc cơ bản:
- Thứ 1, đối với hầu hết các danh từ và tính từ có 2 âm tiết trong tiếng Anh thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ
nhất. VD: center, object, flower, happy, clever, sporty,...
- Thứ 2, các động từ có tận cùng là “ow”, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1. VD: borrow, follow.
- Thứ 3, hầu hết các động từ, giới từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Chẳng hạn: relax, re-
ceive, accept, among, aside, between,...
- Thứ 4, những từ có 2 âm tiết nhưng âm tiết thứ nhất là 1 tiền tố thì tọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Chẳng
hạn từ dislike, redo, prepare, unwise,...

Đối với các từ có 3 hay nhiều hơn 3 âm tiết,
- Vs các danh từ có 3 âm tiết và âm tiết thứ 2 có chứa âm “ơ” hoặc “i” ngắn, thì tọng âm sẽ rơi vào âm tiết
thứ 1. VD: paradise, pharmacy, holiday, resident,...
- Nếu các động từ có âm tiết cuối cùng chứa âm “ơ” hoặc “i” thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2. VD:
consider, remember, examine,...
- Nếu các tính từ có âm tiết đầu tiên chứa âm “i” ngắn hoặc “ơ” thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. VD:
familiar, considerate,...

Đối với các từ ghép:
- Danh từ ghép: trọng âm ở âm tiết thứ 1. VD: doorman, typewriter, greenhouse,...
- Động từ và tính từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Chẳng hạn: understand, overflow, self-confident,
well-dressed, hard-working,...

Và còn rất nhiều quy tắc khác cùng những trường hợp ngoại lệ. Bằng cách luyện tập thường xuyên, chúng ta sẽ dần dần quen vs mặt từ và nhớ đc trọng âm của chúng 1 cách tự nhiên. Chúc các bạn học vui.
Hãy luôn theo dõi và ủng hộ Mobi Radio. Xin cảm ơn các bạn!
 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Phân biệt 'bring' và 'take'

Chúng ta hãy cùng xem xét nguyên tắc sử dụng bring và take ngay sau đây. 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Phân biệt một số cấu trúc Tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn

Chủ đề học của chúng ta ngày hôm nay là phân biệt một số cấu trúc tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn. Chúng ta cùng bắt đầu luôn nhé!

Giọng đọc: Diệu Hoa

Phân biệt some time, sometime và sometimes

Hôm nay chúng ta cùng học cách phân biệt 'some time', 'sometime' và 'sometimes' nhé!

Giọng đọc: Diệu Hoa

Cách phân biệt 'walking', 'trekking', 'hiking'

Buổi học ngày hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân biệt 'walking', 'trekking', 'hiking' nhé! Cả ba từ "walking", "trekking", "hiking" đều có nghĩa là đi bộ.

Giọng đọc: Diệu Hoa

Cách phân biệt "amount" và "number" trong Tiếng Anh

Buổi học ngày hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân biệt 'amount' và 'number' nhé. Đây là cặp từ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Anh nhất. 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Cách sử dụng của Actually, Really và Infact

Hôm nay, mình sẽ cung cấp cho các bạn vài lưu ý nhỏ về sự khác biệt giữa actually, really và infact nhé! 

Giọng đọc: Diệu Hoa

Những lỗi sai trong từ vựng hay gặp trong tiếng Anh - Phần 2

Hôm nay chúng ta cùng lắng nghe tiếp phần hai của bài học "những lỗi sai từ vựng hay gặp trong Tiếng Anh" nhé!

Giọng đọc: Diệu Hoa

Những lỗi sai trong từ vựng hay gặp trong tiếng Anh - Phần 1

Hôm nay mình sẽ chỉ  ra cho các bạn các lỗi sai từ vựng thường gặp khi các bạn làm tiếng Anh, những lỗi tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.

Youtube

Facebook Fanpage

1