Chốn bình yên sau giông bão
Ai cũng nói nhà là nơi để về, là chốn bình yên sau giông bão. Vì rằng ngoài kia có khổ sở ra sao, chỉ cần về với cha mẹ, bạn sẽ thấy mình được sống trong tình yêu thương chan chứa và hạnh phúc bình dị. Ở nơi đó, chúng ta đã từng ngày trưởng thành, khôn lớn. Và cũng từ đây, chúng ta bước vào đời để xây dựng bao mộng ước. Lúc còn nhỏ, con đi thì cha mẹ dẫn dắt và khi lớn lên, họ dần lùi về sau để ủng hộ, cổ vũ con cái mình.
Nhưng rồi nếu một ngày, khi căn nhà nhỏ ấy xảy ra sóng gió lớn, bạn sẽ nhận ra rằng, hóa ra ngay cả chốn bình yên nhất cũng không phải là mãi mãi, sẽ ở đó để mỗi khi mệt mỏi, bạn đều có thể tự do quay về. Mỗi độ tuổi, chúng ta dường như lại có những mối bận tâm khác nhau. Cha mẹ với ta thuở nhỏ từng như một nhưng khi lớn lên, tình yêu lớn nhất chúng ta trao đi lại không phải chỉ riêng họ. Chúng ta yêu người yêu, yêu chồng/vợ, yêu con… và tình yêu với cha mẹ dần như bị chìm lắng, lùi bước về sau nhiều hơn.
Ai lớn lên rồi có lẽ đều hiểu, giờ đây, họ đã có quá nhiều mối bận tâm khác ngoài cha mẹ. Những cuộc tranh cãi với người yêu, nỗi đau sau lần chia tay, chuyện bầu bán ở cơ quan hay vấp ngã trong sự nghiệp… đôi khi làm chúng ta quên mất rằng, thế giới của chúng ta có rất nhiều thứ còn người già, họ chỉ còn lại con cháu.
Mẹ tôi cũng vậy. Những năm gần đây khi đã già, ngày nào bà cũng mong tôi về thăm. Mỗi dịp cuối tuần, mẹ tôi hay gọi điện hỏi xem tôi có về quê không nhưng thường vì công việc bận rộn, tôi hay phải khước từ lời đề nghị ấy. Mặc dù nó đơn giản, và Hà Nội chỉ cách quê tôi dăm tiếng đi xe máy.
Trước khi mẹ tôi bị ngã vì đột quỵ tăng huyết áp, không biết linh cảm nào đã khiến bà thường xuyên gọi điện cho tôi, giục tôi mau mau trở về… Nhưng tôi vẫn nghĩ là: À, cả nhà vẫn bình yên, đợi đến cuối tuần, tôi sẽ về thăm… Thật không ngờ, suy nghĩ đó và lần từ chối sau cùng ấy đã khiến tôi trượt mất cơ hội gặp mẹ mình lúc bà còn khỏe mạnh, hai chân vẫn đi lại và đủ khả năng nói chuyện bình thường.
Lỡ cơ hội về nhà, giờ đây ở bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cứ đến 5h sáng, tôi và rất nhiều người khác đều bận rộn vào lau rửa cho bệnh nhân nằm ở khoa gây mê hồi sức. Nhiều người nằm lâu ở đây đều từng trải qua những cơn tai biến nặng nề. Căn bệnh ấy phát triển chậm chạp nhưng khi nó xảy ra thì vô cùng đột ngột. Hôm trước, mẹ tôi và người thân của họ vẫn còn khỏe mạnh, chỉ sau một giấc ngủ hay cú trượt chân, tất cả phải nằm lại khu hồi sức. Có người đã ở đây rất lâu và vẫn không biết bao giờ sẽ rời đi, hoặc không thể!
Mẹ tôi nằm đó, trên người mắc một đống dây rợ kết nối với máy móc. Nào là máy trợ thở, đo nhịp tim, huyết áp, mạch đập, ống xông ăn, dẫn nước tiểu, máy tiêm, ống truyền thuốc lên ngực… Mỗi ngày, mẹ tôi phải dùng rất nhiều loại thuốc. Sau cơn tai biến, mẹ tôi nằm một chỗ, đau đớn từng phút giây. Khi tỉnh lại, ngày nào bà cũng khóc. Mỗi lần tôi vào thăm, dù mẹ tôi nhắm hay mở mắt thì giọt lệ đều nhòe ướt hết gương mặt.
Mẹ tôi không nói được, thân thể đau đớn không phải chỉ vì tổn thương từ vết mổ, trong vùng não bộ mà còn ở phổi, ở mũi, ở khắp cơ thể khi phải nằm mãi một chỗ và dùng các loại kháng sinh liều cao, máy trợ thở cắm vào tận khí quản… Và nỗi buồn ập đến thật ghê gớm khi mẹ tôi biết rõ mình đang ở tình thế vô cùng nguy kịch. Hết giờ người nhà vào thăm, đôi tay mẹ thường nắm tay tôi lâu thật lâu, muốn giữ con gái ở lại bên mình nhưng không thể, vì đây là phòng cách ly.
Trước đây tôi từng nghe nhiều về tai biến mạch máu não nhưng không nghĩ là điều ấy sẽ xảy ra với người thân của mình, càng không hiểu được cảm giác khi có mẹ nằm trong viện, ở tình thế nguy kịch như thế lòng mình đau đến nhường nào! Nhưng tôi biết là mình không được khóc. Vì nếu tôi khóc, một người ngã, sợ là mẹ tôi và người thân bên cạnh càng dễ gục ngã hơn.
Và rồi trong lúc mẹ tôi nằm đó, tôi cũng chẳng thể kề cận bà 24/24 giờ. Phần vì áp lực công việc bên ngoài, phần vì bệnh viện cách ly tất cả người thân để bệnh nhân có thời gian nghỉ ngơi, chống nhiễm khuẩn… Hóa ra, thời gian để tôi ở bên mẹ mình lại hữu hạn đến như thế! Ngay cả lúc bà đang cần người thân nhất, yếu đuối,đau khổ nhất, tôi và các anh chị cũng chỉ biết nói với nhau một câu quen thuộc: Chúng tôi đã chẳng biết làm cách gì, như thế nào và ra sao để giúp mẹ thấy mình tốt hơn.
Tôi trò chuyện với những người bên cạnh. Tất cả họ cũng giống như tôi, đều suy sụp tinh thần chỉ sau một cú điện thoại bất ngờ. Có một anh trai phải từ Sài Gòn trở về Hà Tĩnh đưa mẹ đến Bạch Mai cấp cứu. Lúc mẹ còn khỏe, vì bận việc, 1-2 năm anh mới về thăm nhà. Giờ đây trong bệnh viện, tôi và rất nhiều người khác đều hối tiếc vì sao khi cha mẹ còn khỏe, chúng tôi lại ít khi về thăm họ? Nỗi bận rộn cuộc sống cùng chuyện cơm áo gạo tiền đã dẫn chúng tôi đi đâu để rồi lại quên mất cả ngôi nhà bình yên nhất trong đời?
Trong cuốn sổ cầm tay của anh trai Sài Gòn ấy có một câu khiến tôi bật khóc: “Khi cha mẹ còn, nhà là nơi để về nhưng khi cha mẹ mất, bạn chỉ còn nơi để đến…”. Nghĩ tới tương lai, tôi thấy sợ hãi và cũng sợ đọc được những câu triết lý xa xôi ấy (tôi từng nghĩ nó là sách vở và sẽ là xa xôi). Thấy tôi buồn, anh trai nọ gấp vội cuốn sổ và lặng lẽ rời đi. Giống như tôi, anh ấy cũng buồn vì lo cho mẹ. Tất cả người nhà đều thấp thỏm chờ đến 5h sáng để gặp người thân. Trong số họ, nhiều người đã có gia đình, con cái nhưng có những người đang là học sinh, sinh viên… Vậy mà ai cũng buồn vì khi mẹ còn khỏe, họ đã dành cho bà quá ít nỗi bận tâm. Còn có một phép tính khác khiến nhiều người sợ hãi hơn, đó là nếu mỗi năm bạn sống xa quê hương, chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì bạn cũng chỉ còn gặp họ thêm 20 lần....
.......
Hãy theo dõi tiếp bài viết tại chương trình bạn nhé!
Mọi chia sẻ đóng góp, hãy chia sẻ cùng Kami tại địa chỉ: camxuc@i-com.vn hoặc inbox cho ban biên tập tại địa chỉ Yêu Radio bạn nhé!
Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên trời rơi xuống, mà là do chính bạn ‘tích luỹ’
Mọi người đều muốn gặp được quý nhân, nhưng lại luôn cảm thấy ở đời có quá ít quý nhân. Thực tế, nếu chúng ta làm nhiều điều thiện và chăm chỉ tích đức, nhất định sẽ có nhiều “quý nhân phù trợ” trong cuộc đời.
Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy người bạn đời phù hợp
Vợ/chồng là những người ở bên chúng ta lâu nhất. Tính cách, phẩm chất của người bạn đời có ảnh hưởng lớn đến bạn.
Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ, lo lắng bao nhiêu cũng không đoán trước được tương lai
Mãi đắm chìm trong quá khứ và lo lắng cho tương lai, ta vô tình bỏ quên thứ quý giá nhất ta đang có là cuộc sống hiện tại.
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở nên bản lĩnh
"Bản lĩnh" là tính cách có thể đạt được nhờ rèn luyện. Nhìn chung, việc một người có đang trở nên bản lĩnh hay không đều có những dấu hiệu có thể phát hiện được.
Đây là 5 tâm thái thường có của những người dễ được trời ban phúc lộc
Tâm thái của một người chính là thứ quyết định người đó có được trời ban phước hay không. Nếu bạn có 2 tâm thái này, điều đó có nghĩa là bạn sẽ được trời xanh ban phước lâu, hậu vận ắt an yên, đủ đầy.
Người khôn ngoan biết khoảng cách tạo nên vẻ đẹp, kẻ dại lại mãi thích can thiệp sâu
Chỉ khi có ranh giới, mối quan hệ mới bền vững; chỉ khi giữ được chừng mực, người ta mới không cảm thấy nhàm chán khi ở bên nhau lâu dài.
Sức mạnh thực sự của người khôn ngoan bắt đầu từ việc hiểu 3 điều này
Ở đời, đừng chỉ nhìn vào sự hối hả và nhộn nhịp của thế gian mà hãy hướng vào bên trong, nỗ lực để hiểu bản thân mình, biết tiềm năng của mình nằm ở đâu và muốn đi đến nơi nào trong tương lai.
Cuộc sống càng khó khăn, bạn cần tích cực làm 3 điều này để khai phá tiềm năng kiếm tiền
Thay vì ngồi than thân trách phận, trách cuộc sống bất công, bạn hãy tích cực làm 3 điều này để thay đổi vận mệnh.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...