Chống tiêu cực mùa EURO
10-05-2016
0
721
Tại V-League bất ngờ xuất hiện hình quảng cáo của M88 - hệ thống mạng lưới web cá cược trên toàn thế giới.
Trận Hà Nội T&T tiếp SHB Đà Nẵng ở vòng 8, trên các khán đài sân Hàng Đẫy bất ngờ xuất hiện các thanh đập cổ vũ có in hình quảng cáo của M88. Theo tìm hiểu, trước trận, một số thành viên M88 đã liên hệ với đội chủ nhà xin được phát dụng cụ cổ vũ nhưng không được chấp thuận. Sau đó nhóm người này đã tự mua vé vào sân, mang theo dụng cụ cổ vũ và phát cho khán giả trên khán đài. Ban tổ chức sân Hàng Đẫy đã phát hiện và thu giữ, nhưng do số lượng phát tán lớn nên một số dụng cụ cổ vũ có quảng cáo trái phép cho nhà cái trên đã lọt ra ngoài.
Ngay sau khi nắm được vụ việc, Công ty VPF đã phát đi thông báo, trong đó nhấn mạnh: “Ban tổ chức khuyến cáo ban tổ chức sân Hàng Đẫy có các biện pháp nhằm ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng phát tán dụng cụ cổ vũ (bóng đập) có hình quảng cáo bất hợp pháp (M88) trên khán đài như đã xảy ra tại vòng 8 V-League 2016”.
Việc khán đài V-League xuất hiện hình ảnh hãng cá cược trong thời điểm này là cực kỳ nhạy cảm bởi đúng 1 tháng nữa, EURO 2016 - cơ hội làm ăn của các hãng cá cược, sẽ lăn bóng và kéo theo đó là nguy cơ tiêu cực xảy ra ở ngay giải đấu lớn nhất Việt Nam.
Nạn cá độ bóng đá ở trong giới cầu thủ V-League không phải là hiếm. Giới trong nghề vẫn thường truyền tai chuyện về cầu thủ A phải bán xe, bán “sổ đỏ” hay cầu thủ B đột nhiên mất tích mà nguyên nhân đến từ hệ lụy cá độ bóng đá trong thời điểm diễn ra các giải bóng đá lớn như World Cup, EURO. Cũng bởi thua lỗ ở giải quốc tế, không ít cầu thủ xoay sang “kiếm chác” từ giải trong nước bằng việc rủ nhau dàn xếp tỷ số hay cố tình chơi dưới phong độ nhằm kiếm lời từ các nhà cái hay đối tượng mua độ.
Tại thời điểm diễn ra World Cup 2014, dư luận lẫn báo chí trong nước đặt dấu hỏi lớn khi vòng 17 V-League 2014 “nổ tài” bất thường, 6 trận đấu mà có tới 41 bàn thắng (trung bình 6,83 bàn/trận), đa số đều được ghi vào cuối trận. Đáng nói sự bất thường này đã giúp các nhà cái quốc tế “bội thu”.
Khi những trận đấu của V-League xuất hiện trên các sàn cá cược của các nhà cái quốc tế thì nỗi lo tiêu cực ở giải đấu lớn nhất Việt Nam lại càng đáng báo động. Bởi từ đây, ngày càng xuất hiện nhiều trận đấu bất thường, bị nghi có mùi “cá độ” mà vụ 6 cầu thủ Đồng Nai bán độ 400 triệu đồng trên sân Cẩm Phả ở mùa giải 2014 (thời điểm World Cup 2014 vừa kết thúc) mới chỉ là vụ việc duy nhất, tính tới thời điểm này bị phát hiện.
Ngoài ra, rất nhiều trận đấu ở mùa 2013, 2014 và một số trận của mùa 2015 bị dư luận đặt dấu hỏi nhưng vẫn không tìm được câu trả lời thỏa đáng. Một tổ chức thành viên cũ của Công ty VPF là Ban Tư vấn đạo đức từng nhận được rất nhiều tin nhắn cảnh báo, dự đoán tỷ số các trận đấu trước khi nó diễn ra và kết quả sau đó chuẩn xác 100%, sau đó ban này đã nhiều lần phản ánh nhưng không nhận được sự hợp tác từ giới quản lý bóng đá nên buộc phải xin giải thể vào tháng 3-2014. Cứ thế, mỗi mùa World Cup hay EURO đến là mỗi lần từ ban tổ chức đến CLB lại “như ngồi trên đống lửa” bởi nỗi lo cầu thủ tiêu cực.
Ngay sau khi nắm được vụ việc, Công ty VPF đã phát đi thông báo, trong đó nhấn mạnh: “Ban tổ chức khuyến cáo ban tổ chức sân Hàng Đẫy có các biện pháp nhằm ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng phát tán dụng cụ cổ vũ (bóng đập) có hình quảng cáo bất hợp pháp (M88) trên khán đài như đã xảy ra tại vòng 8 V-League 2016”.
Việc khán đài V-League xuất hiện hình ảnh hãng cá cược trong thời điểm này là cực kỳ nhạy cảm bởi đúng 1 tháng nữa, EURO 2016 - cơ hội làm ăn của các hãng cá cược, sẽ lăn bóng và kéo theo đó là nguy cơ tiêu cực xảy ra ở ngay giải đấu lớn nhất Việt Nam.
Nạn cá độ bóng đá ở trong giới cầu thủ V-League không phải là hiếm. Giới trong nghề vẫn thường truyền tai chuyện về cầu thủ A phải bán xe, bán “sổ đỏ” hay cầu thủ B đột nhiên mất tích mà nguyên nhân đến từ hệ lụy cá độ bóng đá trong thời điểm diễn ra các giải bóng đá lớn như World Cup, EURO. Cũng bởi thua lỗ ở giải quốc tế, không ít cầu thủ xoay sang “kiếm chác” từ giải trong nước bằng việc rủ nhau dàn xếp tỷ số hay cố tình chơi dưới phong độ nhằm kiếm lời từ các nhà cái hay đối tượng mua độ.
Tại thời điểm diễn ra World Cup 2014, dư luận lẫn báo chí trong nước đặt dấu hỏi lớn khi vòng 17 V-League 2014 “nổ tài” bất thường, 6 trận đấu mà có tới 41 bàn thắng (trung bình 6,83 bàn/trận), đa số đều được ghi vào cuối trận. Đáng nói sự bất thường này đã giúp các nhà cái quốc tế “bội thu”.
Khi những trận đấu của V-League xuất hiện trên các sàn cá cược của các nhà cái quốc tế thì nỗi lo tiêu cực ở giải đấu lớn nhất Việt Nam lại càng đáng báo động. Bởi từ đây, ngày càng xuất hiện nhiều trận đấu bất thường, bị nghi có mùi “cá độ” mà vụ 6 cầu thủ Đồng Nai bán độ 400 triệu đồng trên sân Cẩm Phả ở mùa giải 2014 (thời điểm World Cup 2014 vừa kết thúc) mới chỉ là vụ việc duy nhất, tính tới thời điểm này bị phát hiện.
Ngoài ra, rất nhiều trận đấu ở mùa 2013, 2014 và một số trận của mùa 2015 bị dư luận đặt dấu hỏi nhưng vẫn không tìm được câu trả lời thỏa đáng. Một tổ chức thành viên cũ của Công ty VPF là Ban Tư vấn đạo đức từng nhận được rất nhiều tin nhắn cảnh báo, dự đoán tỷ số các trận đấu trước khi nó diễn ra và kết quả sau đó chuẩn xác 100%, sau đó ban này đã nhiều lần phản ánh nhưng không nhận được sự hợp tác từ giới quản lý bóng đá nên buộc phải xin giải thể vào tháng 3-2014. Cứ thế, mỗi mùa World Cup hay EURO đến là mỗi lần từ ban tổ chức đến CLB lại “như ngồi trên đống lửa” bởi nỗi lo cầu thủ tiêu cực.
Theo VOV
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...