Doanh nghiệp đồ uống hút nhiều vốn ngoại
20-09-2016
0
568
Mức tăng trưởng cao và ổn định của ngành đồ uống (nhất là rượu, bia) đang tạo sức ép lên các doanh nghiệp (DN) nội địa....
Đua nhau củng cố thị phần
Mới đây, Heineken Việt Nam đã hoàn tất thương vụ mua lại nhà máy sản xuất bia của Carlsberg đặt tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Tuy giá trị thương vụ chưa được công bố nhưng việc này được cho là nằm trong chiến lược mở rộng sản xuất và thị phần bia rượu tại thị trường Việt Nam của Heineken.
Về phía Carlsberg, lãnh đạo tập đoàn này chia sẻ động thái bán nhà máy bia ở Vũng Tàu nhằm giúp Carlsberg tập trung vào mảng thị trường phía Bắc. Điều đó khiến giới quan sát cho rằng Carsberg đang có tham vọng muốn nâng cổ phần nắm giữ tại Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Hà Nội (Habeco) lên mức 30% cùng với việc sở hữu tại nhiều DN bia khác.
Tại Việt Nam, hãng bia Heineken đang hoạt động thông qua 2 công ty gồm: APB (Công ty Bia châu Á - Thái Bình Dương) tại Hà Nội - do Heineken sở hữu hoàn toàn và Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL, vừa đổi tên thành Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam hồi đầu tháng 8/2016) do Heineken nắm 60% và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) nắm giữ 40%. VBL hiện đang nắm 25% thị phần ngành bia Việt Nam, đứng thứ hai ngay sau Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Việc M&A cho thấy ngành đồ uống có cồn đang thu hút nhiều sự quan tâm đầu tư của khối ngoại. Theo nhận định gần đây của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, lĩnh vực đồ uống (bao gồm bia) có đóng góp lớn nhất cho toàn bộ doanh số nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong quý II/2016, với 41% và đạt mức tăng trưởng 9,2% (chủ yếu đến từ tăng sản lượng 6,9%).
Lĩnh vực đồ uống có cồn Việt Nam vẫn đang phát triển nóng. Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Đo lường bán lẻ (Nielsen Việt Nam) đánh giá, trong 8 tháng liên tiếp từ đầu năm 2016 đến nay, ngành đồ uống liên tục tăng trưởng ổn định, trái ngược lại với tất cả các ngành hàng khác của nhóm hàng FMCG.
Còn gì cho khối nội.
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, chỉ tính riêng năm ngoái, ngành đồ uống đã đóng góp hơn 34.500 tỷ đồng cho ngân sách, tạo việc làm cho gần nửa triệu lao động. Riêng lượng tiêu thụ bia ở Việt
Nam hiện nay, giới chuyên gia đánh giá đã tăng 40% trong năm 2015 so với năm 2010. Lượng tiêu thụ bia của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt hơn 4,04 tỷ lít bia trong năm 2016. Đây là mức cao nhất trong khu vực và tăng từ 3,88 tỷ lít trong năm 2015. Và Việt Nam đang hướng đến tăng sản lượng bia thêm 25% trong giai đoạn 2015 - 2020.
Tuy nhiên, trong ngành đồ uống, nỗi lo lớn của khối nội chính là con số hơn 50% thị phần ngành này được cho là đang rơi vào tay khối ngoại mà M&A góp một phần công sức. Hồi đầu năm 2016, Tập đoàn Masan cũng đã ký hợp tác chiến lược với hãng bia lớn nhất của Thái Lan là Singha Asia Holding Pte Ltd (Singha) với giao dịch trị giá 1,1 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa Singha sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Nhà máy sản xuất bia Masan Brewery.
Trước Singha thì cũng có nhiều nhà đầu tư ngoại đã nhảy vào thị trường rượu bia thông qua việc sở hữu cổ phần ở một loạt tên tuổi lớn trong ngành đồ uống Việt. Giới chuyên gia nhận định, việc củng cố, mở rộng thị phần đồ uống có cồn của khối ngoại thông qua M&A cho thấy đang có sự đua tranh rất khốc liệt trên thị trường ngành hàng này.
Trên thực tế, nếu như DN nội tập trung vào các sản phẩm bia trung cấp, thứ cấp, thì các DN ngoại gây ảnh hưởng đến phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, sự bất cân xứng trong khả năng cạnh tranh giữa DN nội và ngoại ngày càng cao khi thị phần của khối nội có vẻ co lại, trong khi “thế thượng phong” đang thuộc về các tập đoàn sản xuất đồ uống có tiềm lực tài chính mạnh của khối ngoại.
----------------
Nguồn: VOV-Thế Vinh/baodautu
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, chỉ tính riêng năm ngoái, ngành đồ uống đã đóng góp hơn 34.500 tỷ đồng cho ngân sách, tạo việc làm cho gần nửa triệu lao động. Riêng lượng tiêu thụ bia ở Việt
Nam hiện nay, giới chuyên gia đánh giá đã tăng 40% trong năm 2015 so với năm 2010. Lượng tiêu thụ bia của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt hơn 4,04 tỷ lít bia trong năm 2016. Đây là mức cao nhất trong khu vực và tăng từ 3,88 tỷ lít trong năm 2015. Và Việt Nam đang hướng đến tăng sản lượng bia thêm 25% trong giai đoạn 2015 - 2020.
Tuy nhiên, trong ngành đồ uống, nỗi lo lớn của khối nội chính là con số hơn 50% thị phần ngành này được cho là đang rơi vào tay khối ngoại mà M&A góp một phần công sức. Hồi đầu năm 2016, Tập đoàn Masan cũng đã ký hợp tác chiến lược với hãng bia lớn nhất của Thái Lan là Singha Asia Holding Pte Ltd (Singha) với giao dịch trị giá 1,1 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa Singha sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Nhà máy sản xuất bia Masan Brewery.
Trước Singha thì cũng có nhiều nhà đầu tư ngoại đã nhảy vào thị trường rượu bia thông qua việc sở hữu cổ phần ở một loạt tên tuổi lớn trong ngành đồ uống Việt. Giới chuyên gia nhận định, việc củng cố, mở rộng thị phần đồ uống có cồn của khối ngoại thông qua M&A cho thấy đang có sự đua tranh rất khốc liệt trên thị trường ngành hàng này.
Trên thực tế, nếu như DN nội tập trung vào các sản phẩm bia trung cấp, thứ cấp, thì các DN ngoại gây ảnh hưởng đến phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, sự bất cân xứng trong khả năng cạnh tranh giữa DN nội và ngoại ngày càng cao khi thị phần của khối nội có vẻ co lại, trong khi “thế thượng phong” đang thuộc về các tập đoàn sản xuất đồ uống có tiềm lực tài chính mạnh của khối ngoại.
----------------
Nguồn: VOV-Thế Vinh/baodautu
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...