Hai người đàn bà xóm Trại - Phần 1

Thể hiện : VOV
Tác giả : VOV
26-12-2016
  0   1924

Vào lúc lên đèn thì trời có mưa.  Có lẽ đây là cơn mưa cuối đông, vì chỉ còn mươi ngày nữa là Tết. Gió từ bãi sông rộng thổi hắt từng làn mưa bụi về phía chân đê. Tiếng mưa mỏng và nhẹ, như tiếng người thì thào đâu đó. Cả triền bãi rộng chạy ven đê làng Chùa chỉ còn lại một ngôi nhà nhỏ.

 

Trong ngôi nhà ấy có hai người đàn bà đã sống với nhau mấy chục năm nay. Bây giờ tóc họ đã bạc trắng. Và lúc này họ đang ngồi trong chái bếp nhỏ ấm áp bởi hơi rơm, lá chuối khô và lửa bếp. Chiếc mâm gỗ có một vết nẻ to được đặt trên nền bếp bằng đất lâu ngày cứng lại như đá. Trên mâm chỉ độc một bát canh dưa nấu tép bốc hơi nghi ngút. Hai bà lão ngồi ở hai phía mâm đối diện nhau. Hai cặp đầu gối xương xẩu nhô cao đỡ lấy hai gương mặt nhăn nheo và sạm đen.

 

- Bà mua mớ tép này của ai? Bà lão ân hỏi và lấy đũa đảo bát canh.

 

- Mấy đứa trẻ trâu - Bà lão Mật trả lời - Chúng nó mang vào tận đây.

 

- Mớ tép này mấy đồng?

 

- Hai ngàn.

 

- Bà cứ có tật mua nhiều. Không bảo chúng nó sẻ lấy một nửa.

 

- Có dúm tép bằng dúm muối, sẻ một nửa còn lại chúng nó bán cho ai.

 

Hai bà lão lặng lẽ bưng hai bát cơm xới vơi như cơm cúng và nhón nhén ăn.

 

- Nấu tép dưa phải nấu cho dừ - Bà lão ân càu nhàu - Xương cứng ê cả răng.

 

- Tép bằng lỗ mũi xương ở đâu ra.

 

- Bà còn khỏe răng, chứ tôi sờ mãi chẳng được một cái.

 

Hai bà lão vừa ăn vừa lầm rầm những chuyện như thế. Bên ngoài ngôi nhà mưa vẫn thì thào. Trong tiếng mưa vẳng lên tiếng chó từ mấy gia đình ở chân đê bên kia.

 

- Đấy, tôi nói rồi - Bà lão ân khẽ kêu lên và ho - Hóc xương cá rồi đấy. Khổ.

 

- Bà cứ khạc mấy cái là nó ra - Bà lão Mật lo lắng. Bà lão ân đặt bát cơm ăn dở xuống mâm và quay sang phía khác khạc mấy cái.

 

- Có khỏi không?

 

- Có được đâu. Không khéo lại chết vì hóc xương tép.

 

- Bà cứ hay dở mồm - Bà lão Mật nói. Và chợt reo lên - A, để tôi chữa mẹo cho.

 

Bà lão Mật vội vàng cầm lấy hai chiếc đũa cả dính cơm và lom khom đến bên bà lão ân.

 

- Bà ngồi im nhé. Cứ nhắm mắt lại.

 

Hai người đàn bà xóm Trại

 

Bà lão Mật vừa nói vừa đưa hai chiếc đũa cả cách đỉnh đầu bà lão ân chừng gang tay. Rồi vừa gõ hai cái đũa cả vào nhau và vừa lầm rầm như người niệm chú: "Gần ra, xa vào". Đọc đúng bảy lần thì bà dừng lại và hỏi:

 

- Được chưa bà?

 

Bà lão ân không trả lời. Bà vất vả nuốt nuốt nước miếng. Một lát sau bà nói:

 

- Được rồi. Chả ăn nữa. Sáng mai đun lại cho kỹ.

 

Mấy chục năm về trước. Cũng những đêm mùa đông giáp Tết ở trong chái bếp như thế này. Hai bà lão ngồi trước bếp lửa và hồ hởi nói với nhau về chuyện gói bánh chưng. Ngày ấy họ còn trẻ lắm. Cả hai người mới ngoài hai mươi tuổi.

 

"Năm nay thế nào hai anh ấy cũng về - Mật thì thầm - chị Ân nhỉ"

 

"Tao cũng mong quá - Ân nói như bằng hơi thở - đêm qua tao mơ thấy con gà trống mổ vào ngón tay út. Mấy năm rồi chẳng có ai về ăn Tết".

 

"Em phát ốm vì chờ thôi".

 

"Giá như có đứa con... thì họ bao giờ về cũng được". "Chị Ân ơi - Mật chợt kêu lên và ôm lấy ân - Mấy đêm trước em cũng mơ. Em thấy anh ấy về và ... ngay đêm đó...".

 

Nói đến đó mặt Mật ửng đỏ và đôi mắt Mật vừa lấp lánh vui, vừa bối rối.

 

"Đêm đó thì sao" ân lườm mắt, mắng yêu Mật - "Con khỉ".

 

"Ngay đêm đó em mơ em có mang. Lúc tỉnh dậy sờ bụng em thấy khang khác. Em sợ lắm".

 

"Con này nói chuyện vớ vẩn"

 

"Thật đấy mà, đến hôm nay em vẫn thấy bụng mình khang khác như thế - Mật nói và cầm tay ân kéo đặt lên bụng mình- Chị sờ mà xem. Đấy, chị thấy khác không?"

 

Vì tò mò, Ân đưa tay ấn vào bụng Mật. Và một lúc sau ân cũng hoảng hốt vì cảm thấy hình như trong bụng Mật cũng không bình thường.

 

"Này... Ân thì thào - Chồng đi vắng, hay mày trót dại..."

 

"Chị bảo dại cái gì?..."

 

"Có thằng nào nó rủ rê mày không?"

 

"Không, làm gì có chuyện ấy. Có mà trôi sông"?

 

"Tôi phải trông nom cô - Ân nói - Có chuyện gì thì tôi và cô cứ là bỏ xóm bãi này mà lên rừng đấy nhé"

 

Còn nữa...

 

-----------

 

Nguồn: VOV

 

Tác giả: Nguyễn Quang Thiều

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage

1