Hồn về trong gió - Phần 4

Thể hiện : Thu Trang
Tác giả : Nguyễn Ngọc Ngạn
18-02-2017
  0   1531

Mặt trời lên, làm ông thấy tỉnh táo hẳn , không còn sợ hãi như trong đêm. Ông bước xuống sân thong thả đi ra cổng , và quả nhiên thấy cánh cổng vẩn còn khép kín , cài then trong với chiếc khóa đồng to bản vẩn nằm im ở vị trí thường lệ. Nhà ông từ mấy đời vì của cải khá nhiều nên xây tường bao quanh, và đêm đêm bao giờ cũng đóng then để đề phòng trộm cắp. Cổng khóa có nghĩa là người lớn không hề vào được , huống hồ là đứa con nít ba bốn tuổi. ông thơ thẩn quay vào , đi quanh một vòng.

 

Mặt trời lấp ló sau rặng tre , chiếu những tia nắng ban mai rực rỡ , in bóng ông chạy dài in trên nền gạch. Ông bước lên hiên, uể oải ngồi xuống bậc thềm ngay chỗ sáng nay ông đúng nói chuyện với đứa bé lạ mặt. Con mèo đen lấm lét bước theo , rồi leo lên nằm trên đùi ông.

 

Bà Phú từ dưới bếp đi lên bưng khay trà toan bước vào nhà để đặt lên bàn cho chồng như thường lệ. Nhưng ông Phú vẫy bà , chỉ tay xuống sân và nói :

 

− Chỗ này nè bà ! Nó đứng ngay chỗ này này.

 

Bà Phú đặt khay trà trên hè và cũng ngồi xuống bên cây cột gỗ lim. Bà lật hai cái cốc thủy tinh rồi rót nước trà , hơi nóng bốc lên nhè nhẹ. Ông Phú có thói quen sáng thức dậy là phải uống ngay một cốc nước trà thật nóng và thật đặc trước khi ra hông nhà bếp xúc miệng rửa mặt. Nhìn nét ưu tư trong ánh mắt chồng , bà Phú tự hỏi :

 

− Hay là thật sự có đứa bé hàng xóm nữa đêm lẻn vào chọc ghẹo , cốt để làm cho vợ chồng bà sợ ? Trẻ con làng này thì có thiếu gì đứa quấy phá thiên hạ.

 

Nghĩ thế , bà hỏi :

 

− Này , nó...nó...con cái nhà ai ? ông thấy mặt mũi nó ra làm sao ? Ông có nhớ nó không ?

 

− Nào tôi có biết. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy chắc một điều là nó không phải là đứa bé ăn xin. Con nhà ăn mày làm gì có quần áo trắng tinh như thế ! Với lại bà nói đúng , bố mẹ nào mà xui con đi ăn xin mà lại đập cửa nhà người ta giữa nữa đêm như thế. Người ta đánh cho què chân chứ lị !

 

Tất cả những nhận xét của ông Phú , thật ra bà Phú đã nghĩ đến từ nãy đến giờ , nhưng không muốn nói ra sợ làm chồng càng thêm sợ , bà chỉ khẻ gật đầu tỏ vẻ đồng ý , ông Phú lại thêm :

 

− Bà ạ , tôi vừa ra coi lại ngoài cổng , thì cổng vẩn còn khóa

 

Bà Phú bưng cốc nước nóng xoay xoay trên tay quay sang nhìn chồng. Một người bản tính hung hăng như chồng bà mà từ lúc nhìn thấy đứa bé lạ mặt trong đêm khuya , bỗng dưng biến thành con người khác với những sợ sệt không che dấu nổi , thì chắc hẳn đứa bé ấy có cái ma lực gì ghê gớm lắm. Có thể nó là một oan hồn từ khu nghĩa trang ngay sau vườn nhà bà hiện về chăng ? Nhưng bà lại lắc đầu gạt đi vì bà nhớ lại 20 người chôn sau nhà bà không ai chết trẻ. Đó là điều làm cho bà vẫn còn ngờ ngợ , nữa tin nữa không tin. Bà phân vân hỏi chồng :

 

− Ý ông thì....thì ông nhất định cho rằng đứa bé ấy nó...nó...không phải là người à ?

 

− Ma chứ không phải là người. Bà nhớ lại mà xem , có bao giờ con mèo nhà mình nó lồng lộn như đêm hôm qua đâu ? Hễ nó gào lên, là lập tức có tiếng gõ cửa. Giống mèo nó nhận được ma ấy bà ạ ! Bà không nghe người ta kể là quỷ nhập tràng hay sao ?

 

− Có , có nghe ! Nhưng mà quỷ nhập tràng nghĩa là quan tài người chết vẫn quàng trong nhà chưa đem chôn , nếu như mà có con mèo đen nó nhảy qua thì quan tài sẽ đứng bật dậy, rồi nắp quan tài bung ra , rồi người chết đuổi theo con mèo. Tôi thì tôi nghe người ta kể như thế.

 

Bất giác , ông Phú cuối xuống nhìn con mèo đen của mình đang nằm bên cạnh đùi ông. Và tự dưng ông thấy rờn rợn vì biết đâu nó chẳng biến thành tinh khi gặp quan tài người chết. Bà Phú uống ngụm nước , đặt lên , rồi trầm ngâm tiếp :

 

− Tôi thì tôi về ở với ông hơn hai mươi mấy năm rồi trong cái căn nhà này , chưa hề nghe nói nhà mình có ma bao giờ. Nhưng mà hôm nay nếu ông tin là có ma, thì để tôi bảo cái Thuần nó chạy đi mời thầy , thầy Lĩnh Quang ở bên Xuân Diễn ấy. Ngoài chợ người ta cứ đồn là thầy Lĩnh Quang cao tay lắm. Thầy sai được cả âm binh và có phép mỡ mả trị thần Trùng ấy. Để tôi thỉnh thầy về cúng kiến xem sao, đuổi hồn ma đi khỏi quấy rầy nhà mình ông nhé.

 

Ông Phú giơ tay ngăn lại :

 

− Hẵng khoan bà , tôi không muốn cái chuyện này ầm ĩ lên. Từ từ xem thế nào đã. Cần thì cũng phải mời nhưng thư vài hôm nữa xem sao.

 

Bà Phú đồng ý ngay:

 

− Thì tôi sợ ông lo quá rồi thành bệnh nên tôi mới đề nghị ông như thế , chứ thật ra tôi đâu muốn chuyện này nó lan ra ngoài cho thiên hạ biết đâu. Miệng đời nó ác dộc lắm ! Người ta lại bảo là nhà mình thất đức bị trả quả báo.

 

 

Hai chữ thất đức , bà Phú nhấn mạnh để ám chỉ chính ông chồng những năm tháng đã qua. Ông Phú dường như cũng biết ý vợ nên chớp mắt nâng ly trà hớp một ngụm lớn rồi không nói gì. Bà Phú liếc mắt nhìn chồng , thấy ông đã tỉnh hẳn chứ không lạnh người như trong đêm. Tuy vậy ánh mắt ông vẫn nặng trĩu ưu tư và da mặt sáng nay chợt xanh xao như người sốt rét lâu năm. Để trấn an ông , bà quay về với luận ngữ cũ hy vọng giúp chồng quên hẳn nổi sợ hãi vừa xảy ra , bà bảo :

 

− Trời ơi , đêm qua ông làm tôi sợ quá , tôi tưởng ông lên cơn sốt rét.

 

Ông Phú gật đầu rồi nói :

 

− Bà nhớ đấy nhé , bà đừng dể hở cái câu chuyện nhà mình cho người ngoài nghe đấy nhé ! Con Thuần , cái Nhàn , thằng Hoành , bà không được nói với chúng nó.

 

Bà Phú đồng ý ngay , bà nhắc lại :

 

− Với lại đã chắc gì là ma ? Ông bảo sáng nay ông nom thấy đứa bé đứng ở đây xin cơm , nhưng mà khi tôi mở cửa ra , tôi chả thấy đứa bé nào cả. Tôi thì tôi chỉ sợ lúc ấy ông ngái ngủ , mắt nhắm mắt ngủ , trời lại lắm sương mù cho nên ông nom cái nọ nó xọ ra cái kia chăng ?

 

Ông Phú cũng mong như thế , mong rằng hình ảnh đứa bé sáng nay ông thấy đứa bé trước cửa nhà ông cũng như người đàn bà đứng ngoài cổng , đều chỉ là ảo giác. Nhưng rõ ràng không phải , ông nom thấy thật , ông nở nụ cười héo hắt bảo vợ :

 

− Tôi là chúa ghét chuyện nhảm nhí , ghét những chuyện mê tín dị đoan , bà thì còn hay tin vớ vẩn chứ bà có thấy tôi tin ma quỉ bao giờ ? Ấy thế mà bây giờ chính tôi lại gặp.

 

Ông vừa dứt lời thì từ dưới bếp , chị người làm và hai đứa con cùng kéo lên, cái Nhàn hơn 20 tuổi , con gái cưng của bà Phú. Thằng Hoành 16 tuổi , học chữ Quốc ngữ hết lớp ba bậc Tiểu học thì trường làng không còn lớp cho nó tiếp tục nên đành quanh quẩn ở nhà. Nhàn ngồi xuống bên cạnh mẹ và hỏi một cách lo lắng :

 

− Nhà có việc gì thế hở mẹ ? Đêm qua có trộm hay sao mà sáng nay con thấy mẹ xuống bếp đánh thức chị Thuần sớm thế ?

 

Ông Phú đưa mắt nhìn vợ làm hiệu , bà Phú vội xua tay phân trần :

 

− Trộm đâu mà trộm , mẹ chỉ hỏi chị Thuần là có quên khóa cổng hay không thôi.

 

Cái Nhàn thắc mắc hỏi :

 

− Ơ...nhưng mà rõ ràng con nghe tiếng bố nói chuyện với ai ngoài hè cơ mà ? Lúc đó con giật mình thức dậy , con tính con chạy ra con thấy mẹ chạy xuống bếp gọi chị Thuần.

 

Bà Phú cười đẩy con :

 

− Bố mày mê ngủ đấy chứ có nói chuyện với ai đâu ! Chuyện vãn gì nữa đêm vậy?

 

Thằng Hoành ngồi xuống bên cạnh chị , chăm chú theo dõi nhưng không nói lời nào , chị người làm lên tiếng đổi đề tài :

 

− Hôm nay bà với cô Nhàn có đi chợ không ạ ? Để con mang quang gánh ra cho bà.

 

Bà Phú quay sang hỏi con gái :

 

− Đi hay ở nhà con ?

 

Nhàn ngạc nhiên nhìn mẹ và đáp :

 

− Đi chứ mẹ ! Chợ phiên mà ! Mẹ bảo là mẹ mua vải may cho con và thằng Hoành mỗi đứa hai cái áo cánh mà !

 

Bà Phú thở dài :

 

− Ờ...ừ...thì đi , nếu đi thì phải đi cho sớm con ạ. Hôm nay sương nhiều , chốc nữa nắng to phải biết.

 

Rồi bà quay sang chồng :

 

− Thế ông có cần mua cái gì không ?

 

ông Phú uể oải đáp :

 

− Bà xem trong tủ có còn chè mạn sen không ? Hết thì mua cho tôi mấy gói.

 

Bà Phú đứng dậy bước vào nhà và nói :

 

− Ừ , để tôi xem coi

 

Rồi bà giục con gái chuẩn bị lên đường , bà bảo chị người làm :

 

− Lấy cái thúng được rồi. Có mua gì nhiều đâu mà cần quang với gánh.

 

Chị Thuần và Nhàn xuống bếp , thằng Hoành ra vườn sau xem tổ chim trên cây bưởi , chỉ còn mình ông Phú ưu tư ngồi trên thềm nhìn ra cổng , không nói lời nào.

 

----------

 

Tác giả: Nguyễn Ngọc Ngạn

 

Thực hiện chương trình: Thu Trang nhóm sản xuất RadioMe

 

Hãy cùng chia sẻ những tin bài hay và ý nghĩa với RadioMe qua địa chỉ hòm mail camxuc@i-com.vn các bạn nhé!

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 6

Người ta bảo rằng trong con người của Hường có một phần hồn của Xuyến. Và chính Xuyến chớ không phải Hường, mới là người cai quản sản nghiệp nhà họ Bành. Họ phải trả giá cho những tội ác từng gây ra.

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 5

Ả ta nghiến răng và thuận tay tung mạnh bà mẹ chồng lên cao như tung một quả bóng. Khi rơi xuống, thay vì rớt trên sàn nhà, bà Bành lạt bị vướng vào sợi dây giăng mùng. Bình thường sợi dây ấy chỉ đủ giăng chiếc mùng nhẹ tênh,...

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 4

Một tiếng thét vang lên, vừa lúc Minh Nguyệt lảo đảo, lui mấy bước. Trước mặt y thị không phải là con người hầu bình thường, mà là người với gương mặt trơ xương. Một chiếc đầu lâu trên thân mình bằng xương bằng thịt!

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 3

Tiếng kêu của nó vọng lên trong đêm trường, nghe thê lương, đau lòng... Nhưng trước sau gì cũng chẳng có ai đến cứu. Mặc dù trong ngôi nhà lớn đó lúc ấy có nhiều người nghe và hiểu chuyện, nhưng vì sợ uy quyền của vợ Hai Tường, nên...

Giọng đọc: Thu Trang

Nàng hầu trẻ - Phần 1

Năm đó xảy ra nạn đói tràn lan khắp nơi. Ngoại trừ những nhà giàu, còn hàng dân lao động bình thường đều khổ sở chạy tìm miếng ăn từng bữa mà cũng không đủ.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Quỷ

Truyền thuyết ma trùng - Phần 5

Đang lúc anh xoay người chuẩn bị tiếp tục bám theo gã đàn ông kia, thì bất chợt cả thân người gã ta lại lừ lừ quay lại.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Qủy

Truyền thuyết ma trùng - Phần 4

Hỡi ôi, cái gương mặt bà cụ sao có đôi mắt đen sì sì, miệng bà ta đang mở ra nhe răng nanh dài nhếch mép đầy kinh tởm.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Qủy

Truyền thuyết ma trùng - Phần 3

- Tôi nói các đồng chí ở trên huyện lại không tin, lại cho là dân Vũ Thôn chúng tôi mê tín, chứ quả thực là chuyện này có thật. Nó được để lại cái tục này từ thời cụ cố tôi kia, cho đến bây giờ thì cũng chưa...

Youtube

Facebook Fanpage

1