Những điều chị em cần biết về bệnh ung thư cổ tử cung

02-08-2016
  0   148

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Khoảng 70% nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung là do virus gây u nhú ở người - virus HPV. Bạn có thể bị nhiễm virus HPV do có quan hệ tình dục với đối tác nhiễm bệnh trước đó. 

Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng nếu xét nghiệm cho thấy có virus HPV trong cơ thể. Vì có rất nhiều chủng virus HPV và không phải tất cả các chủng đó đều gây ung thư cổ tử cung. Theo các nhà nghiên cứu, hiện tại, virus HPV chủng 16 và 18 được coi là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung.


Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung có thể không rõ ràng nhưng bạn vẫn có thể quan sát được những bất thường này. Bạn hãy đi khám bác sĩ nếu thấy những biểu hiện sau:

- Mụn cóc: Theo bác sĩ sản phụ khoa, sự xuất hiện của các mụn cóc nhỏ bên ngoài hoặc bên trong có thể là dấu hiệu đỏ của các bệnh như HPV. Nó làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở chị em.

- Đau bụng dưới hoặc chảy máu âm đạo bất thường: Ung thư tử cung hình thành ở các biểu mô thành tử cung làm khô, thậm chí nứt gây khó chịu và chảy máu. Đó cũng có thể là chảy máu ở trực tràng hoặc bàng quang. Nhìn chung, bạn nên đi khám nếu thấy bất kỳ sự chảy máu bất thường nào ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
 

- Thiếu máu: Nếu thói quen ăn uống không thay đổi nhưng bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi hoặc tim đập nhanh sau các hoạt động bình thường, bạn có thể bị thiếu máu. Thiếu máu cũng có thể là hậu quả do việc chảy máu bất thường, đa số do ung thư cổ tử cung.

- Vấn đề tiết niệu: Khi tử cung sưng lên, bàng quang và thận bị sức ép cản trở đường đi của nước tiểu. Vì thế, bạn không thể làm rỗng hoàn toàn bàng quang, gây đau hoặc dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Đau chân, hông hoặc lưng mãi không khỏi: Khi khối u ung thư phát triển sẽ chèn ép vào các cơ quan nội tạng. Các mạch máu cũng có thể chịu sức ép, khiến máu khó đến được vùng chân và xương chậu, gây đau và sưng ở chân, mắt cá chân.

- Giảm cân: Hầu hết bệnh ung thư đều khiến người bệnh giảm cảm giác thèm ăn. Tử cung sưng đau có thể chèn ép vào dạ dày, dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân.

- Đau khi quan hệ tình dục.

- Dịch âm đạo bất thường về màu sắc, mùi vị.

Cần nhớ rằng có những biểu hiện này không có nghĩa là bạn bị ung thư cổ tử cung. Đây là những chỉ báo bạn cần biết để đi khám. 

Phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung
 

Xét nghiệm Pap: là cách tốt nhất để tìm sự bất thường của tế bào cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vì thế, hãy xấy dựng thói quen làm xét nghiệm Pap định kỳ 2 năm 1 lần để phát hiện các bệnh sớm nhất và được điều trị đúng cách. Khi khu vực hệ sinh sản của bạn khỏe mạnh, các tế bào ung thư không thể xuất hiện. Điều này được coi là 1 biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Tiêm vacxin ngừa virus HPV: các loại vacxin này được dùng cho phụ nữ tuổi từ 9 đến 45 tuổi. Nó sẽ giúp bảo vệ cơ thể bạn chống lại hai loại HPV gây ra hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung là virus HPV chủng 16 và 18. Các vacxin  ngừa HPV này cũng được khuyên dùng cho nam giới độ tuổi từ 9-26.

Quan hệ tình dục lành mạnh: Các loại virus gây ra bệnh ung thư cổ tử cung được lây truyền qua đường tình dục. Vì thế, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung là có quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng hoặc chắc chắn các đối tác của bạn không mắc bệnh. Bạn cũng cần sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su nam hoặc nữ để bảo vệ tốt nhất cho bản thân mình.

 
-------------
  • Nguồn: phununew
  • Thực hiện: Babum và nhóm sản xuất RadioMe

Những bài viết, chia sẻ của bạn, hãy gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ: camxuc@i-com.vn nhé.

Youtube

Facebook Fanpage

1