Bạn có từng thấy phiền khi bố mẹ hỏi cách dùng 'Phây búc" với 'Diu tu be'?
Việc bạn kiên nhẫn dạy bố mẹ “chơi Phây” cũng như ngày xưa bố mẹ đã kiên nhẫn dạy bạn biết đi, biết nói.
Đối với những người sống ở đô thị, từ trẻ đến già, chẳng ai lạ gì Facebook với YouTube nữa. Thậm chí có những phụ huynh hiện đại còn cập nhật những mạng xã hội mới như TikTok chẳng thua gì giới trẻ. Nhưng với những ông bố, bà mẹ ở nông thôn thì “Phây búc”, “Diu tu be” vẫn là thứ gì đó lạ lẫm, mới mẻ. Mà việc họ học cách dùng những mạng xã hội này cũng không nằm ngoài mục đích xem con cái sống thế nào.
Ngày nào cũng đăng “tút” nhưng cả tháng không gọi cho mẹ cuộc điện thoại nào
Tôi dùng Facebook đến nay đã ngót nghét hơn chục năm nhưng bố mẹ tôi thì mới làm quen với mạng xã hội vài năm trở lại đây. Facebook tất nhiên phổ biến ở thành phố trước, sau đó lan dần đến nông thôn. Thời còn “trẻ trâu”, tôi rất hay đăng status, check-in trên Facebook. Tôi ăn gì, chơi gì, nghĩ gì, ở đâu, cả thế giới đều biết. Hầu như không một ngày nào là tôi không up gì đó lên Facebook, có những ngày nhiều tâm sự còn up đến 3 – 4 cái “tút” là chuyện bình thường.
Hồi đó bố mẹ vẫn còn dùng điện thoại “cục gạch” nên đương nhiên là không biết lên Phây. Thế nhưng mẹ vẫn chăm chỉ cập nhật tình trạng của tôi qua mấy anh chị hàng xóm. Tôi ăn món gì, đổi màu tóc gì mẹ đều biết hết. Rồi có những khi tôi đăng những status để xả bực, kiểu mắng gió chửi mây, mẹ lại gọi điện bảo mẹ không đồng tình khi tôi viết những thứ tiêu cực lên mạng.
Nhiều đứa bạn tôi, sau khi bất ngờ thấy bố mẹ kết bạn với mình trên Facebook thì… chặn luôn cho đỡ phiền. Hoặc có đứa dùng đến mấy tài khoản khác nhau để không bị người thân, họ hàng, săm soi cuộc sống riêng tư. Tôi thì không cực đoan đến thế, với lại mẹ tôi cũng chỉ góp ý nhẹ nhàng chứ không hoàn toàn kiểm soát những gì tôi đăng lên mạng. Lúc đó nghĩ mình thật tệ vì ngày nào cũng lên Phây đăng tút nhưng cả tháng không chủ động gọi cho mẹ cuộc điện thoại nào. Là con nhưng lại phải để mẹ quan tâm đến cuộc sống của mình khi xem ké Facebook của hàng xóm.
Sau này, tôi đổi smartphone cho bố mẹ, đăng ký tài khoản Facebook cho bố mẹ dùng để bố mẹ có thể đàng hoàng follow con cái mà không cần xem ké của ai. Từ ngày biết dùng mạng xã hội, bố mẹ tìm lại và kết nối được với những bạn bè cũ, nom cũng vui ra trò. Bố mẹ cũng vui vẻ lên YouTube xem video, bố thì xem clip tin tức, mẹ thì nghe mấy video Phật pháp hoặc dạy nấu ăn. Từ ngày có điện thoại thông minh, bố mẹ mua hàng online chắc còn nhiều hơn cả tôi.
Còn tôi, sự chủ động liên lạc với mẹ vẫn không cải thiện hơn trước là bao. Một phần vì bận, một phần vì xa nhà lâu dần cũng quen, không thấy nhớ nhung gì. Cho đến khi tôi thấy mẹ thả phẫn nộ lên hàng loạt status của tôi, tôi mới bối rối gọi hỏi mẹ sao tự dưng “phẫn nộ” với con? Mẹ bảo mẹ có biết gì đâu, thằng em nó lấy điện thoại của mẹ, nó bảo phải làm thế thì chị mới gọi cho mẹ, y như rằng. Chợt nhận ra ngay cả khi ai cũng có smartphone, wifi, 4G 5 vạch căng đét nhưng sự kết nối của tôi với gia đình vẫn rời rạc đến vậy.
Bạn có từng thấy phiền khi bố mẹ hỏi cách dùng “Phây búc”
Hôm nọ lang thang trên mạng, tôi chợt đọc được bài viết của một bạn kể việc bố bạn chủ động hỏi cách dùng “Phây búc”, “Diu tu be” để đăng những video hướng dẫn sửa đồ điện gia dụng và đăng bán những món đồ cũ cho những người cần. Ông bố vui vẻ hào hứng khoe đăng lên Phây búc bán, khối người hỏi mua, nên ông nhờ con lập cả tài khoản “Sốp pi” nữa. Ông cũng kể lên “Diu túp” thấy nhiều anh em trong nghề chia sẻ kinh nghiệm nhiệt tình lắm, ông cũng muốn làm kênh YouTube để đăng video chia sẻ kinh nghiệm của mình. Những ông bố, bà mẹ nhà quê, ít học, ít chữ nhưng vẫn nhiệt tình cập nhật cái mới đến vậy.
Tôi mới chạnh lòng nhớ lại những khi bố mẹ hỏi tôi khi tài khoản Facebook, hay chiếc đồng hồ smartwatch gặp trục trặc. Chỉ vì quên mất mật khẩu, không đăng nhập được Facebook, mẹ tôi lo lắng như thể bị ai đó hack mất nick. Rồi mỗi lần không vào được Facebook, bố lại lập cho mẹ một tài khoản mới (?!)
Có lần tôi đang làm việc, mẹ hỏi tôi mật khẩu tài khoản Facebook của mẹ. Tôi ngỡ ngàng, ngơ ngác: “Mật khẩu của mẹ sao lại hỏi con? Con có mấy chục tài khoản khác nhau còn không nhớ hết, làm sao nhớ hộ mẹ được. Lúc đó con đã dặn mẹ phải nhớ mật khẩu cơ mà”. Có những thao tác phải trực tiếp nhìn mới hướng dẫn được, sao mẹ không hỏi mấy anh chị hàng xóm hay hỏi thằng em tôi luôn cho tiện. Lúc đó tôi đã cáu kỉnh, thấy bố mẹ thật phiền.
Sau này nghĩ lại, có lẽ bố mẹ đã tin tưởng mình nên mới hỏi mình, dù mình ở xa xôi. Có thể bố mẹ cũng đã hỏi thằng em rồi nhưng nó mải chơi game và cũng thấy bố mẹ thật phiền thì sao? Có những thứ với chúng ta là đơn giản, nhưng với bố mẹ lại phức tạp vì bố mẹ không quen với những công nghệ mới. Bố mẹ đã hy sinh cả cuộc đời, cho mình ăn học đàng hoàng, hơn bố mẹ ngày xưa, vậy mà giúp bố mẹ những việc cỏn con, mình lại thấy khó chịu là sao? Dù không thể trực tiếp giúp bố mẹ khắc phục sự cố, tôi vẫn có thể quay màn hình để gửi bố mẹ. Và tôi hoàn toàn có thể làm việc đó mà không cần phải tỏ ra khó chịu.
Nhớ ngày xưa, bố mẹ đã chăm bẵm mình thế nào cho đến khi mình khôn lớn. Từ những bước đi chập chững đầu tiên đến cách cầm đũa sao cho đúng cũng là bố mẹ dạy. Bố mẹ đã kiên nhẫn với mình như thế, sao mình không thể kiên nhẫn với bố mẹ?
Mạng xã hội, dù có mặt trái với nhiều nhược điểm, nhưng ít nhất cũng giúp gia đình tôi một việc là xích lại gần nhau hơn. Bố mẹ có thể dõi theo tôi trên Facebook cho thỏa nỗi nhớ nhung. Thỉnh thoảng đăng ảnh chị em tôi, vừa để “khoe con”, vừa để nhắc khéo “lâu rồi con không về nhà, bố mẹ nhớ lắm”. Và rồi mẹ có thể video call cho tôi, kể những chuyện vặt vãnh thường ngày, ít ra vẫn còn được nhìn thấy mặt nhau.
I Am NGA
https://emdep.vn/cau-chuyen-cuoc-song/ban-co-tung-thay-phien-khi-bo-me-hoi-cach-dung-phay-buc-voi-diu-tu-be-2023121009000579.htm
Người khôn ngoan thừa biết: Muốn lòng nhẹ gánh, cần ngộ ra 2 chữ này
Khi bạn chứng kiến sự vô thường của cuộc đời, tự nhiên học được cách nghĩ thoáng và dung dị.
Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan
Nhà triết học lỗi lạc người Hy Lạp Pythagoras từng có câu nói nổi tiếng rằng: "Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói".
Chúng ta đơn độc đến và đi khỏi cuộc đời này, bởi vậy ai cũng cần học cách ở một mình
Sống một mình mà không cảm thấy cô đơn là điều mà ai cũng cần phải học.
Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?
Ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc nhưng bạn có bao giờ tự hỏi thế nào mới là một cuộc sống hạnh phúc?
Bạn đã thật sự yêu hay chỉ muốn tận hưởng cảm giác được ai đó theo đuổi?
Khi cô đơn người ta thường dễ dàng sa vào một mối quan hệ, chỉ để thỏa mãn cảm giác có ai đó yêu mình.
Bạn sẽ chẳng học được gì nếu không vượt qua giới hạn của bản thân
Bạn đã bao giờ bị rối tung trong các dòng suy nghĩ của bản thân rằng mình không thể? Và luôn một mực từ chối các cơ hội mới vì nghi ngờ khả năng của chính bản thân mình?
Đời người có 3 việc càng làm thật chậm rãi, càng mang về phước lành
Tốc độ phát triển của cuộc sống ngày càng nhanh, mọi người luôn muốn cố gắng làm mọi thứ thật nhanh hơn. Nhưng vẫn có những thứ chúng ta cần làm thật chậm.
Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên trời rơi xuống, mà là do chính bạn ‘tích luỹ’
Mọi người đều muốn gặp được quý nhân, nhưng lại luôn cảm thấy ở đời có quá ít quý nhân. Thực tế, nếu chúng ta làm nhiều điều thiện và chăm chỉ tích đức, nhất định sẽ có nhiều “quý nhân phù trợ” trong cuộc đời.
Nghe Nhiều Nhất
- Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở...
- Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn...
- Gia đình sa sút đôi khi bởi người trong nhà...
- Chúng ta đơn độc đến và đi khỏi cuộc đời...
- Vì sao một số đàn ông coi nhẹ gia đình,...
- 4 đặc điểm độc đáo khiến phụ nữ trung niên...
- Người khôn ngoan thừa biết: Muốn lòng nhẹ gánh, cần...
- 7 phẩm chất tuyệt vời của bạn trai lý tưởng,...
- 4 phúc khí lớn nhất trong đời: Nhiều người đang...