Ông Cá Hô

Thể hiện : VOV
Tác giả : VOV
20-12-2016
  0   1646

Làng tôi là một cù lao nhỏ nằm giữa sông Hậu, nhỏ đến chỉ đi dạo một buổi chiều là hết. Người ta gọi nó là Cồn Te, dài cũng được vài ba cây số nhưng bề ngang mỏng dính, đứng bờ bên này nhìn thấy bờ bên kia. Có chừng vài trăm nóc nhà nằm rải rác trong các khóm cây um tùm, cây ăn trái lẫn với tre trúc, cây hoang cỏ dại mọc tràn lan, nhiều nhứt là cây trâm bầu chẳng ai trồng và cũng chẳng dùng được việc gì, có rất nhiều cây ô môi tới mùa bông nở đỏ rực thật vui làng vui xóm nhưng trái đen xì, cứng ngắt chỉ có đánh chó là tốt.

 

Dân làng phần đông làm nghề chài lưới, một số ít làm nghề đan lát hoặc làm ruộng, những thửa ruộng nhỏ xíu cỡ tấm đệm lúa thu hoạch được không đủ cho gà ăn. Nói chung làng tôi là một làng nghèo, tuy gần sát bên thị xã, đứng bên này có thể nhìn thấy chợ Long Xuyên với nóc nhà thờ cao vút và chợ cá tàu ghe đậu san sát dưới bến.

 

Vậy mà một hôm có một gánh hát tới diễn ở làng tôi. Thật là một gánh hát mạt hạng, người ta nói thế, mấy đêm diễn ở đình làng chẳng có mấy người đến coi, chỉ có đám con nít chúng tôi chạo rạo bên ngoài thì nhiều. Nhưng sau khi diễn xong thì lại đâm ra vui tưng bừng. ấy là do ông bầu tuyên bố rã gánh, rã ngay tại chỗ, ông nói thế, ông sẽ trả đủ tiền cho mấy đêm diễn, quần áo trang phục của ai người ấy giữ coi như cho luôn rồi ai muốn đi đâu thì đi, riêng vợ chồng ông sẽ qua chợ Long Xuyên dọ giá coi có thể buôn ba khía hoặc mở tiệm bán cháo lòng được không. Nghe vậy đám đào kép liền chộn rộn lên. Đi đâu, làm gì giữa cù lao như vầy ?

 

Nhưng nước tới chân thì phải nhảy, chỉ nội buổi sáng đám đào kép mặt mày còn dính đầy son phấn đã lo bán đổ bán tháo các món áo mão cân đai rồi mạnh ai nấy vẫy tay kêu đò máy người đi Chợ Mới kẻ xuống cù lao Giêng, kẻ ngược lên miệt Tân Châu, Hồng Ngự. Bọn trẻ chúng tôi được dịp cha mẹ mua rẻ cho mớ trang phục thế là buổi sáng hôm đó cả đám bận đủ thứ quần áo long bào của vua, đứa bận áo gấm của công nương thái tử, có đứa còn bận được chiếc áo thụng đen của Bao Công lúc xử án Quách Hòe nữa, chiếc áo dài tới gối khỏi phải bận quần. Thật là vui, thật là đáng hoan hô gánh hát !

 

Nhưng có hai người không đi mà xin ở lại với làng, đó là đào Hồng Điệp và kép Hoàng Dương. Kép Hoàng Dương cất một cái chòi ở đầu cồn tính bề chuyển sang nghề đánh lưới bắt cá hô. Còn đào Hồng Điệp thì được một bà chủ quán cà phê cho làm người phụ việc.

 

Một bữa tôi mò ra chỗ ở của kép Hoàng Dương. Đầu cồn là một khoảng đất nhỏ, nhọn như một mũi tàu, thấy rõ nước sông chảy rẽ sang hai bên. Kép Hoàng Dương đang ngồi chồm hỗm ngó xuống sông coi nước chảy. Tôi bước tới làm quen :

 

- Chú Hoàng Dương diễn tuồng hay lắm !

 

Chú quay lại nhìn tôi nghi ngại :

 

- Mày coi tao diễn hồi nào, tao đâu có diễn ở đây ? Do đào Hồng Điệp bị bịnh nên tao cũng nghỉ diễn luôn. Hai tụi tao luôn diễn có đôi có cặp mà. Mày gặp đào Hồng Điệp chưa ?

 

- Gặp rồi, đang rửa chén ngoài quán bà Ba.

 

Thật ra tôi không coi kép Hoàng Dương diễn mà chỉ thấy chú bên ngoài rạp, hóa trang làm Tô Cáp Văn, mặt xanh, lông mày chổi xể, hai mắt bịt bạc nhờ hai cái nắp muỗng úp chụp lên mi mắt. Chú ngồi chồm hỗm bày sòng bạc "bầu cua cá cọp" dụ đám con nít tụi tôi lại, vừa lắc rủng rẻng mấy cục "cá cọp" lo chung tiền hốt tiền các tụ ăn thua vừa lắng nghe tuồng tích đang diễn bên trong, hễ nghe có tiếng hô "Quân sĩ đâu !" chú liền bật dậy la: "Dạ !" rồi hối tụi tôi : "Ê phụ dạ với tao cho xôm tụ tụi bay".

 

- ừ tao là kép Hoàng Dương đây - Chú thở dài nói - Nhưng thôi mày cứ gọi Sáu Dương cho tiện. Quê tao ở Rạch Giá cùng quê với đào Hồng Điệp. Nhà hai chúng tao ở cạnh nhau. Rồi cùng đi hát chung một lượt, diễn chung một tuồng. Bây giờ cùng ở lại đây, số kiếp như vậy mà.

 

Tôi nói :

 

- Nhưng đâu có ai bắt chú ở lại đây, những người khác muốn đi đâu thì đi mà ?

 

Chú nạt :

 

- Mày con nít biết gì, chuyện đi ở của người lớn đâu cứ phải muốn là được. Tốt nhứt mày chỉ cho tao chỗ vụng sông nào có cá hô tao bắt ít con bán lấy tiền sống qua cơn thắt ngặt này coi.

 

 

Chú sắm một chiếc ghe tam bản, mua ít tay lưới rồi cứ thế xuôi ngược trên sông lớn giăng lưới bắt cá hô. Vùng sông ở làng tôi có nhiều cá hô lắm nhưng chúng ở tận hang hốc nào dưới đáy sông không ai biết được. Những người già, những khách thương hồ thường đi lại trên sông kể rằng đôi khi họ thấy có con cá hô nổi lên lớn bằng tấm ván ngựa, vẩy ánh bạc, hai mắt lớn bằng hai cái chén, nó quẩy một cái làm mặt sông nổi sóng lên rồi lặn mất.

 

Chú Sáu Dương miệt mài theo dấu từng con cá hô một, có con chú theo cả tháng trời, ăn ngủ luôn dưới ghe, người đen xạm, gầy rạc đi hai mắt lúc nào cũng mở thao láo để không bỏ sót lần nào con cá hô trồi lên. Nhưng đám cá hô tinh khôn cứ lẩn tránh chú hoài, chú thả lưới chỗ này chúng đi chỗ khác, có khi chỉ lẩn quẩn một chỗ nhưng không khi nào chú lưới trúng chúng được. Nhưng chú Sáu Dương không hề thất vọng, chú nói :

 

- Đám cá hô này đã thành tinh rồi nhưng tao cũng đã tu luyện mấy kiếp, chưa biết ai hơn ai đâu.

 

Chẳng mấy chốc chú đã thành một ngư dân hẳn hoi, không còn bóng dáng gì của người kép hát ngày xưa nữa. Đào Hồng Điệp vẫn còn rửa chén ngoài quán bà Ba, đôi khi được bà sai qua chợ mua đồ đạc. Chú Sáu Dương thỉnh thoảng ghé quán uống ly cà phê nói chuyện sông nước với khách trong quán. Không thấy chú nói chuyện với đào Hồng Điệp, cô ta đi ra vô cũng không ngó ngàng gì tới chú.

 

(...)

 

-------------

 

Nguồn: VOV

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage

1