Suy Giảm Thính Lực Ở Người Cao Tuổi

04-11-2015
  0   370


Theo một nghiên cứu của Mỹ, có đến gần 30 triệu người (10% dân số Mỹ) bị chứng bệnh này và chủ yếu là những người trên 65 tuổi (chiếm 30-50%).

Nghe không rõ gây trở ngại cho việc giao tiếp, khiến những người đối thoại dễ nản lòng khi phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần hoặc nói to hơn thì các cụ mới nghe thấy. Vì vậy, nhiều người thường ngại không muốn nói chuyện với người điếc khiến họ nhiều khi cảm thấy bị lẻ loi, lo âu, buồn phiền. Thêm vào đó, các phương tiện giải trí như xem tivi, nghe đài, nghe nhạc… các cụ cũng khó tiếp cận được.

Nghễnh ngãng hay còn gọi là bệnh suy giảm thính lực ở người già có tính hỗn hợp, nghĩa là cả phần dẫn truyền (màng nhĩ và chuỗi xương con) lẫn phần tiếp nhận (tế bào giác quan, các đường dẫn truyền và các trung tâm nghe trên vỏ não) của bộ máy thính giác đều suy giảm do sự thoái hóa về cấu trúc.

Khi soi tai, ở hầu hết trường hợp đều thấy màng nhĩ dày lên, trắng đục (chứ không còn xanh bóng như ở người trẻ tuổi) và thấy phần xơ hóa có hình cong lưỡi liềm. Một màng nhĩ như vậy sẽ có độ nhạy kém khi tiếp nhận sóng âm. Mặt khác, hiện tượng xơ dính và thoái hóa các khớp của chuỗi xương con cũng cản trở sự truyền âm, hạn chế khả năng điều tiết của chuỗi xương này khi âm lượng lớn. Đó chính là lý do tại sao người suy giảm thính lực nghe được giọng trầm (đàn ông) dễ hơn giọng cao (phụ nữ, trẻ em); nghe xa rõ hơn nghe gần (đối với các âm thanh có cường độ lớn) và nghe tiếng nói vừa rõ hơn tiếng nói to.

Youtube

Facebook Fanpage

1