'Vắt chanh bỏ vỏ' với tài năng thể thao
Rất nhiều VĐV đỉnh cao tại VN sau khi giã từ sự nghiệp, cuộc sống lâm vào khốn khó vì dường như họ bị lãng quên, cho vào dĩ vãng quá nhanh.
Nếu bà Soa, bà Lanh đong đầy những câu chuyện đáng buồn thì nhà vô địch SEA Games 22 môn điền kinh Nguyễn Thị Nụ sau khi giã từ nghiệp VĐV, đường đời của cô cũng không hề êm thấm. Nụ từng được “ưu ái” cho đi nhổ cỏ tại sân Hàng Đẫy rồi khi dư luận lên tiếng gay gắt, đơn vị chủ quản của cô mới cho Nụ thôi công việc này để cô tiếp tục làm HLV đội điền kinh trẻ Hà Nội. Nhưng với đồng lương ít ỏi theo dạng hợp đồng ngắn hạn, Nụ sống khá khó khăn. Năm 2010, cô lên bàn mổ lần thứ 4 nhưng đầu gối vẫn chưa thể khỏi hẳn. Chấn thương dây chằng nếu không chữa trị đến nơi đến chốn sẽ không bao giờ bình phục. Nụ đau đớn suốt mấy năm liền mà không có tiền để phẫu thuật. Từ tháng 8 năm ngoái, cô đã bị Hà Nội cắt lương, buộc phải làm đơn xin thôi việc, về quê ngoại thành Đông Anh để bố mẹ làm nghề nông chăm sóc. May thay, đọc tin trên Báo Thanh Niên, hai chị em Thúy Vinh, Thúy Hiền (hai ngôi sao một thời của thể thao VN) đã cùng bạn bè tổ chức quyên góp được hơn 200 triệu đồng. Cách đây hơn 10 ngày, Nụ đã lên bàn mổ lần thứ 5 mà sau khi ca mổ hoàn tất, cô và mẹ đã òa khóc nức nở.
Có rất nhiều lý do dẫn đến cuộc sống thời hậu VĐV của những ngôi sao thể thao lâm vào cảnh khốn khó, thậm chí bế tắc. Nhà nước và ngành thể thao chưa ban hành những chính sách quy định rõ về chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với VĐV đã từng có nhiều đóng góp, cống hiến. Nhiều nhân tài đã không được bố trí, thu xếp công việc phù hợp. Chính ngành thể thao cũng không chủ động có sự chuẩn bị thật chu đáo cho VĐV về cả tâm lý lẫn kỹ năng cần thiết, giúp họ không bị ngỡ ngàng khi rời đấu trường, trở về với đời sống thật.
Suốt quãng đời VĐV, họ không được học văn hóa đúng mức, mà chỉ tập luyện và thi đấu rồi lại thi đấu và tập luyện. Ngoài việc đầu tư cho VĐV để lấy thành tích, đáng lẽ ngành thể thao cũng phải tính đến chuyện lâu dài cho VĐV, bằng cách có hoạch định, chiến lược rõ ràng về tương lai. Sau khi VĐV “về quê”, ngành hầu như không biết họ sẽ làm gì, sống ra sao, ổn định hay bấp bênh. Theo thống kê sơ bộ, có đến 60 - 70% số VĐV từng là tuyển thủ cấp tỉnh thuộc diện chính thức nhiều năm, trong đó có cả trung tâm số 1 Hà Nội, khi chia tay sự nghiệp thi đấu lập tức phải làm lại từ đầu. Ngành thể thao coi như hết trách nhiệm.
Xin lấy ý kiến một VĐV đã giã từ sự nghiệp khi còn trên đỉnh vinh quang để kết bài viết này: “Khi còn tập luyện, thi đấu, từ các nhà quản lý huấn luyện cho đến chính các tuyển thủ chỉ nhắm tới đích duy nhất là thành tích và khai thác khả năng cao nhất có thể. VĐV không được học hành đến nơi đến chốn, thiếu hụt kiến thức, kỹ năng sống và làm việc. Ngay cả khi giải nghệ, họ cũng gần như không có chế độ chính sách ưu tiên nào về kinh phí, đào tạo lại, hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm… Mảng liên kết đào tạo - việc làm với các ngành, đơn vị, doanh nghiệp khác của ngành thể thao coi như không có. Xin đừng vắt chanh bỏ vỏ. Nếu thể thao VN còn muốn phát triển vững bền”.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...