Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ

Thể hiện : Trọng Khương
Tác giả : Nguyễn Sương
11-11-2016
  0   1065

 

Nữ anh hùng Võ Thị Sáu sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.

 

Thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc

 

14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế.

 

Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.

 

Người con gái Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

 

Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ

 

Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này.

 

Chị nhận lựu đạn, ém vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh.

 

Hai tổ công an xung phong chốt gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to "Việt Minh tiến công" và hướng dẫn người dân giải tán.

 

Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng.

 

Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy.

 

Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.

 

Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt.

 

Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.

 

Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

 

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

 

Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngày đêm trước khi hy sinh.

 

Kiên cường đến phút cuối

 

Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản.

 

Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo.

 

Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

 

Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

 

Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ

 

Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

 

Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước.

 

Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.

 

“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.

 

Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

 

Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của người con gái Đất Đỏ trở thành huyền thoại.

 

"Người con gái trẻ măng

 

Giặc đem ra bãi bắn

 

Đi giữa hai hàng lính

 

Vẫn ung dung mỉm cười

N

gắt một đóa hoa tươi

 

Chị cài lên mái tóc

 

Đầu ngẩng cao bất khuất"

 

(Trích Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn - Phan Thị Thanh Nhàn)

 

 

-----------------

• Nguồn: Theo Zing
• Thực hiện: Trà My, Trọng Khương


Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vị tướng mũ mềm mở đầu cách đánh “nở hoa trong lòng địch” là ai?

Ông là vị tướng từng có thời gian mượn áo nâu sồng để che mắt địch; là vị Tổng tham mưu trưởng lâu năm nhất của quân đội nhân dân Việt Nam...Ông chính là Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Lạ lùng chuông cổ Vân Bản "ngoi lên" từ biển sâu

Đẹp, độc bản, tiêu biểu – đó là những từ mà các nhà cổ vật dành để miêu tả chuông chùa Vân Bản.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Vén bức màn huyền thoại thời Hùng Vương

Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử trong tín ngưỡng dân gian đều là những vị thần thuộc thời đại Hùng Vương. Nhiều hiện vật khảo cổ học ở các di chỉ trong các tầng văn hóa thuộc kinh đô Văn Lang xưa đã góp phần...

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Làng Hồ Khẩu - Nét đẹp cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường

Làng Hồ Khẩu nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ, thời Lê là một phường của Kinh thành Thăng Long; thời Nguyên thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Nhà tù Hỏa Lò - Nơi hun đúc ngọn lửa Cách mạng

Nhà tù Hỏa Lò (nay được gọi là Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò) nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội được xây dựng năm 1896. Tại đây, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Thái sư Lê Văn Thịnh - Công lao to lớn, án oan ngút trời

Đỗ đầu khoa thi Minh Kinh bác học – Khoa thi Nho học đầu tiên của vương triều Lý, Lê Văn Thịnh đã được chọn làm thầy dạy vua Lý Nhân Tông.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Ngụ binh ư nông - Nét đặc sắc của quân sự Việt Nam

“Ngụ binh ư nông” là nét đặc sắc của nghệ thuật tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang trong truyền thống quân sự Việt Nam.

Giọng đọc: VOV
Tác giả: VOV

Chùa Dục Khánh - nơi ra đời của vua Lê Thánh Tông

Chùa Dục Khánh tọa lạc trong ngõ Văn Chương, Huy Văn, quận Đống Đa, Hà Nội là nơi mà ở thế kỷ 15 bà Ngô Thị Ngọc Dao đã về nương náu và sinh thành vua Lê Thánh Tông.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 1

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 1" qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 2

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Chuyện đau khổ của các ông chồng – Phần 2" qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Thèm được cãi nhau với chồng

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Thèm được cãi nhau với chồng” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 3

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 3” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 2

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 2” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Giọng đọc: Trọng Khương
Tác giả: Sưu tầm

Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 1

Hãy cùng RadioMe theo dõi chùm truyện cười "Cứ dính vào phụ nữ là khổ - Phần 1” qua giọng đọc của Trọng Khương nhé.

Youtube

Facebook Fanpage

1