Khủng hoảng tuổi lên 3 - Điều cần thiết để con phát triển

Thể hiện : Yo Le
Tác giả : Tzang
07-10-2016
  0   14962

Nếu như thiên thần nhỏ của bạn đang chập chững bước vào tuổi thứ ba, thì không ngạc nhiên nếu bé đang cố gắng để khẳng định sự độc lập. Ở lứa tuổi này, nhiều vấn đề sẽ trở thành nhận thức của riêng bé, bé hành động, suy nghĩ và quyết định thông qua các phương pháp cảm nhận của riêng mình. Bạn là cha mẹ - những người chịu ảnh hưởng lớn nhất của công cuộc khủng hoảng này và bạn cần phải chấp nhận nó như một phần của quá trình phát triển của bé yêu. Trong mọi tình huống, hãy để con bạn cảm thấy rằng bạn không chỉ là cha mẹ mà còn là những người bạn thật sự của bé.

 

Khủng hoảng tuổi lên ba kéo dài bao lâu và đâu sẽ là dấu hiệu chấm dứt?

 

 

"Khủng hoảng tuổi lên ba" là một khái niệm thông thường về tâm lý học, nó được coi là ranh giới tạm thời của sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ và không có định nghĩa một cách rõ ràng. Giai đoạn khủng hoảng thường kéo dài từ nửa cuối của tuổi thứ ba đến nửa đầu của năm bé lên bốn tuổi. Đây được coi là một hiện tượng tự nhiên trong việc phát triển tâm trí của trẻ em. Trái ngược với thời kỳ ổn định, giai đoạn khủng hoảng này thường không kéo dài, thậm chí có thể chỉ xảy ra trong một vài tháng với những mức độ, cường độ khác nhau ở mỗi một đứa trẻ, vì mỗi trẻ lại có thể chất, tình cảm, sự phát triển khác nhau.

 

7 dấu hiệu và triệu chứng của khủng hoảng tuổi lên ba

 

Nhà tâm lý học Nga Lev Vygotsky xác định 7 dấu hiệu và  triệu chứng của giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba ở trẻ em:

 

- Phản ứng tiêu cực: Thông thường các bé sẽ có phản ứng không phục tùng các quy đinh hoặc yêu cầu được người lớn đặt ra, đôi khi phản ứng này diễn ra vô cùng mạnh mẽ và tiêu cực trên toàn bộ vấn đề mà bé không thỏa hiệp.

 

- Bướng bỉnh: Bé khẳng định về một vấn đề gì đó liên quan đến thế giới quan của mình và nhất định không đồng ý với các cách giải thích khác thậm chí là chống đối lại các sự hướng dẫn, quy tắc, lối sống của người lớn.

 

- Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân. Nhiều khi bé đòi làm cho bằng được, không phải vì thật sự thích, mà là muốn bố mẹ phải chịu thua mình.

 

 

- Ích kỷ, chuyên quyền: Bé tỏ ra ích kỷ và chuyên quyền với mọi thứ xung quanh, bé muốn tất cả phải thuộc về mình và không muốn chia sẻ với bất cứ ai.

 

- Ăn vạ: Khi không đạt được điều mong muốn, bé phản kháng bằng cách khóc ré lên, mè nheo, lăn ra ăn vạ, đập đầu, đạp tứ tung để đạt được mục đích. Đây được coi là sự phản kháng mang tính chất ngang ngạnh và cố chấp nhất.

 

- Tự tiện và tò mò: Đây được coi là biểu hiện muốn thoát khỏi sự quản lý của người lớn, trẻ tự mình quyết định làm điều gì đó mà không cần được sự đồng ý của cha mẹ. Ví dụ như tự tiện lấy tiền trong ví mẹ giấu đi, lấy son vẽ lên tường, tự cắt tóc vv..vv..

 

- Vô lễ với người lớn: Khi không hài lòng , trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn, thậm chí có những bé còn giơ tay đánh, cấu véo, hét to,… với người lớn.

 

Nguyên nhân của khủng hoảng tuổi lên ba?

 

Nguyên nhân của vấn đề này được giải thích bởi thực tế là các con đang bắt đầu trưởng thành và trở nên có ý thức về mình như là một người độc lập có đủ khả năng để hành động và suy nghĩ theo - cách - của - mình. Những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng xảy ra trong thời kỳ này thường là do sự áp đặt của các mối quan hệ tương tác với người lớn hoặc do các mô hình giáo dục khác biệt của mỗi gia đình đã hạn chế các bé về quyền tự chủ của trẻ, bao bọc trẻ trong những quy chuẩn của người lớn cộng với các hình phạt không còn phù hợp hoặc không được thống nhất giữa các cá nhân trong gia đình khiến trẻ luôn có tâm lý cần phải phản kháng.

 

Giai đoạn khủng hoảng này tốt với sự phát triển của con.

 

Ở hầu hết các bé, đây được coi là giai đoạn hình thành bản sắc, cái tôi cá nhân. Đối với nhiều bé, đây là giai đoạn cần thiết để phát triển sự độc lập, tự tin, tự hào, sáng tạo,v.v… Đây được coi là một dấu hiệu chắc chắn cho sự phát triển đầy đủ của trẻ trong tương lai và là một sự mâu thuẫn đầy tích cực thể hiện sự tiến bộ của trẻ.

 

Các típ ứng phó với khủng hoảng tuổi lên 3

 

 

Bạn cần phải định hướng cho bé trước những thay đổi trong tâm lý bằng cách hướng bé vào những hoạt động hoặc những trò chơi có ích. Cho bé giúp bạn việc nhà cũng là một trong những phương pháp hay để khuyến khích tính độc lập của trẻ.

 

Ngoài ra bạn cần:

 

- Tránh sự chuyên quyền độc đoán trong giáo dục đối với con.

 

- Quan tâm, khích lệ sự độc lập của trẻ.

 

- Cùng bé chơi các trò chơi nhập vai để bé có thể hiểu hơn về vai trò và vị trí của từng thành viên trong gia đình, qua đó phát triển khả năng giao của trẻ.

 

- Tìm kiếm giải pháp thỏa hiệp trong các tình huống xung đột cùng với trẻ, để các con có quyền tự do lựa chọn.

 

- Giao tiếp với con mình như thể bé là một người trưởng thành.

 

Đôi khi sự khủng hoảng của bé không tệ như bạn tưởng và tôi tin rằng với tình yêu và sự quan tâm của các bậc cha mẹ, trẻ sẽ có cơ hội được phát triển toàn diện nhất.

 

------------------------------------

Tác giả: Tzang

Thực hiện: Yo Le và nhóm sản xuất RadioMe

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Hân Hân

Khám phá trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 9 – 10 tháng tuổi

Trong độ tuổi này, tư duy nhận thức về sự vật xung quanh của bé dần dần được nâng cao. Bạn có thể vận dụng các hình ảnh hoặc đồ chơi để giúp bé luyện tập và phát triển tư duy nhận thức này.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Hàn Vân

Cần ghi nhớ điều gì khi dùng siro ho và thuốc hạ sốt cho trẻ?

Siro ho, thuốc hạ sốt là hai loại thuốc bố mẹ thường dùng cho con nhất, nhưng cũng là hai loại dễ bị lạm dụng nhất. Cần ghi nhớ những nguyên tắc ghi dùng các loại thuốc này cho trẻ.

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Hàn Vân

Mắng sao để trẻ chịu nghe lời

Thời điểm thích hợp nhất để chỉ trích trẻ là khi tâm lý trẻ đang ổn định. Khi chỉ trích thì cần chỉ trích vào hành động, không chỉ trích bản thân con người trẻ.

Giọng đọc: Yo Le

Không có người giúp việc, bạn và con sẽ hạnh phúc hơn

Đã có rất nhiều đứa trẻ có vấn đề vì người giúp việc cho xem tivi nhiều để họ làm việc, đút ăn bằng cách chạy rông hay cho xem tivi,v.v...

Sinh con - hành trình trải nghiệm kỳ diệu của mẹ

Sinh mổ, sinh thường hay sử dụng biện pháp gây tê màng cứng để giảm đau? Phương pháp sinh nào là tốt nhất

Giọng đọc: Yo Le
Tác giả: Thanh Loan

Nỗi lòng của bà mẹ có con biếng ăn

Có con biếng ăn thật là vất vả. Cứ mỗi lần đến giờ cho con ăn là như đi đánh trận, con khóc mẹ quát, ầm ĩ cả nhà.

Giọng đọc: Thanh Mai

Đừng sống vì con, hãy sống vì mình

Thế giới này, hồng quá cũng thành xám xịt, vui quá cũng trở thành buồn. Chở che quá lại trở thành lãng phí. Lãng phí cuộc đời của ba mẹ và của cả con.

Giọng đọc: Thanh Mai
Tác giả: Tzang

Hãy bảo vệ con bằng lý trí và sự thông minh

Hãy hướng dẫn bé những kỹ năng sinh tồn quan trọng trong cuộc sống ngay từ lúc bé có thể nói và hiểu bạn đang nói gì. Trong bài viết tôi xin đề cập đến một vài kỹ năng cơ bản nhất giúp các bé thoát khỏi những tai nạn...

Giọng đọc: Yo Le

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - Họ là ai?

Cùng vén màn bí mật đằng sau những nhân vật có thật trong bộ bài và thử tài với câu đố khiến bạn ngã ngửa vì bất ngờ.

Youtube

Facebook Fanpage

1