10 Phong Tục Cưới Hỏi Kỳ Lạ Trên Thế Giới
20-01-2016
0
1700
Cùng điểm qua một số phong tục cưới hỏi kỳ lạ trên thế giới mà có thể bạn chưa từng biết đến.
1. Khách trả tiền để nhảy với cô dâu
Đây là một nghi thức diễn ra tại một số đám cưới ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Truyền thống này bắt nguồn ở Ba Lan vào những năm 1990. Trong nghi thức này, những người đàn ông sẽ phải trả tiền để nhảy với cô dâu và đôi khi, những người phu nữ phải trả tiền để nhảy với chú rể. Tại hôn lễ, cô dâu sẽ nhảy với bố trong khi một người thân cầm chiếc tạp dề. Những vị khách mời đặt tiền vào chiếc tạp dề đó sẽ có cơ hội nhảy với cô dâu. Cùng lúc đó, hai phù dâu và những quý cô khác cũng tham gia khiêu vũ.
2. Bắt cóc cô dâu
Kyz ala kachuu có nghĩa là “bắt cóc cô dâu và chạy trốn” là một nghi thức thực sự kỳ quái. Trong lịch sử, nghi thức này diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, người đàn ông thường rủ bạn bè hoặc người thân đi cùng bắt cóc cô gái mà anh ta muốn lấy làm vợ. Họ sẽ đưa cô gái đến nhà và giam giữ cô gái trong phòng của chàng trai cho tới khi cô gái chịu tháo khăn quàng của một phụ nữ đã kết hôn như một dấu hiệu của sự bằng lòng. Người ta nói rằng tục bắt cóc cô dâu vẫn diễn ra ở một số nước như Romani và Kyrgyzstan.
3. Bôi bẩn cô dâu (Scotland)
Tục bôi bẩn cô dâu trước ngày cưới là một truyền thống có từ rất lâu ở Scotland. Trước khi đón cô dâu về nhà chồng, người nhà chú rể sẽ ném đủ các thứ như bột mì, sữa hỏng, đồ ăn thừa hay những thứ bốc mùi vào người cô dâu. Ngoài ra, chú rể và cô dâu cũng sẽ bị đổ nước mật đường, bột mì hay bôi nhọ nồi để xua đổi những điều xấu. Phong tục này vẫn còn diễn ra ở một số khu vực Scotland.
4. Cô dâu kết hôn với động vật để xua đuổi tà ma (Ấn Độ)
Tại một số khu vực ở Ấn Độ, người ta tin rằng ma quỷ có thể trú ngụ trong người nào đó, nhất là những cô gái xấu xí. Cách duy nhất để xua đuổi con ma này là cô gái phải kết hôn với một loài vật, điển hình là dê hoặc chó. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ để xua đuổi linh hồn ma quỷ, cô gái có thể kết hôn với một người đàn ông sau này.
5. Vác cô dâu vào nhà
Truyền thồng này đã có từ nhiều thế kỷ và có nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng phổ biến nhất là bắt đầu ở châu Âu thời Trung cổ, nơi nhiều người quan niệm rằng cô dâu dễ mang những điều xấu qua đôi chân. Để tránh việc này, chú rể sẽ vác cô dâu đi vào ngôi nhà mới của họ.
6. Đánh chân chú rể (Hàn Quốc)
Nghi lễ “đánh vào chân chú rể” diễn ra sau lễ cưới ở Hàn Quốc. Những người bạn của chú rể sẽ tháo giày của anh ta và buộc chân vào một sợi dây thừng hay khúc gỗ. Sau đó, họ nhấc cao chân của chú rể và bắt đầu dùng gậy hay một con cá khô đánh vào bàn chân người đó. Người ta cho rằng hành động này tuy có thể gây ra đau đớn nhưng sẽ khiến chú rể mạnh mẽ hơn; đồng thời kiểm tra hiểu biết của chú rể. Nghi thức lạ này giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa cưới xin ở Hàn Quốc.
7. Kumbh Vivah (Ấn Độ)
Kumbh Vivah là một trong những truyền thống ngạc nhiên nhất ở Ấn Độ. Nghi thức này được tiến hành khi cô dâu và chú rể có Manglik Dosh. Manglik Dosha sẽ làm cuộc sống hôn nhân căng thẳng và một trong hai người có thể chết. Nghi lễ Kumbh Vivah là một đám cưới giữa một Mangalik và một bức tượng Vishnu hoặc cây Peepal, chuối để loại bỏ sự xui xẻo đó.
8. Nhổ nước bọt lên người cô dâu (Kenya)
Đây là một trong những nghi lễ cưới hỏi kỳ quặc nhất ở Kenya. Trong lễ cưới, đầu của cô dâu sẽ bị cạo sạch, sau đó, được bôi một lớp dầu và mỡ cừu non. Tiếp theo, bố của cô dâu sẽ ban phước cho cô bằng cách nhổ nước bọt lên đầu và ngực. Nhổ nước bọt thường là hành động biểu thị sự khinh bỉ nhưng theo quan niệm ở đây, nó mang lại sự may mắn. Sau đó, cô dâu sẽ quay lưng đi thẳng vì nếu quay lại, cô sẽ bị hóa thành đá.
9. Nghi lễ hôn (Thụy Điển)
Không chỉ có cô dâu và chú rể mới được hôn trong lễ cưới mà các khách mời cũng có thể hôn cô dâu hoặc chú rể. Theo truyền thống, chú rể sẽ vắng mặt vì một lý do nào đó và những người đàn ông trẻ tuổi chưa kết hôn được phép hôn cô dâu và ngược lại. Đây là một phong tục có một không hai ở Thụy Điển.
10. Nghi lễ khóc (Trung Quốc)
Người dân vùng Tujia dành 1 tháng để chuẩn bị cho đám cưới bằng cách khóc. Theo phong tục ở đây, cô dâu sẽ phải khóc 60 phút mỗi ngày. 10 ngày tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con mình, rồi đến bà của cô dâu và tất cả nữ giới trong gia đình. Họ quan niệm rằng tiếng khóc thể hiện niềm vui và tình yêu sâu sắc.
----------
Nguồn tin: ĐSPL
Tác giả: Song Tú
Thực hiện radio: Mun
Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với Mobiradio, vui lòng liên hệ e-mail 9899@i-com.vn.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...