Ba mét trên cầu vồng
Gã nghĩ gã là thiên tài khi hoàn tất nghiên cứu. Đề ngày tháng. Rồi đóng tập chuyên đề lại. Gã ngồi rung đùi rất lâu. Nhưng chỉ được hai hôm. Sau đó, giở ra đọc lại, gã lại nghĩ, mình là thằng ngu. Ngu quá thể.
Minh cười, bảo gã: Đẹp hơn để làm gì? Hay hơn để làm gì? Có cần thiết phải thế không?
Gã vẫn lắc đầu quầy quậy. Phải tìm bằng được công thức tổng quát hơn. Nhưng bằng cách nào? Leo lên trời hỏi à?
Minh và gã thân nhau từ thời còn cởi truồng. Thời ấy, làng của gã vẫn còn là làng. Gã hát: Làng / tôi xanh / bóng tre. Đúng là thời ấy làng còn có tre. Có cả ao để mùa hè trẻ con nhảy ùm xuống tắm. Nhưng gã vốn sợ nước. Không bao giờ tự nhảy xuống được. Có cần phải tắm ao hay không?
Gã luôn tự hỏi. Đứng trước nước, gã luôn cảm thấy bất an. Nhưng đã có Minh. Minh đứng sau gã, khẽ đẩy một cái. Gã theo cái đà ấy, rơi tùm xuống ao... Thằng bé là gã sợ nước, nhưng lại rất thích mưa. Cứ trời mưa là nhảy ra sân dầm. Mặc mỗi cái quần đùi. Trần trùng trục, khoa chân múa tay trong mưa. Minh hỏi: Thích lắm à? Gã bảo: Thích lắm. Minh cười rất bao dung với thằng bạn thích nghịch mưa nhưng lại sợ nước. Từ thuở đó, Minh đã người lớn hơn gã. Đến bây giờ, Minh vẫn người lớn hơn gã.
- Chúng tôi xin ở cùng bộ môn - Khi tốt nghiệp đại học, cả Minh và gã đều được nhà trường giữ lại làm giáo viên. Đầu tiên, họ phân công mỗi đứa một bộ môn. Nhưng hai đứa khăng khăng xin vào cùng một bộ môn.
Chị gái Minh hỏi: Có cần thiết phải thế hay không?
Thực ra, cả gã và Minh đâu có điểm chung. Khác hẳn nhau mới đúng.
Bây giờ, khi gã hát Làng / tôi xanh / bóng tre, theo điệu valse, nhịp phách đàng hoàng, dậm chân đàng hoàng, mà chỉ hát có đúng mỗi câu đó thôi, luôn luôn hát xong là gã cười rộ. Bởi làng gã bây giờ bói cũng không ra cây tre nào. Chỉ nhìn thấy tre hiện thân ở rổ bát nhà nghèo. Tre bây giờ được vót thành những đôi đũa mà chỉ nhà nghèo mới dùng. Mà phải mua tận đâu đâu mang về.
Làng gã như có chân, nó tiến dần về phía thành phố. Rồi hòa vào thành phố. Trở thành phố. Ao bây giờ chỉ xuất hiện khi trời mưa to mà cống chưa thoát kịp nước. Minh không còn phải đẩy gã xuống nước nữa. Làng biến thành phố khi cả hai cùng lên lớp mười. Đi học trái tuyến ở phường bên cạnh. Phường đó trước cũng là làng, sau cũng biến thành phố, cũng không có ao. Vì một nguyên nhân nào đó, mà phường đó được ân sủng của trên cho xây trường phổ thông trung học.
Hai tên vào một lớp rất lạ. Trừ việc học ra, đứa nào cũng thích hơn người khác về một cái gì đấy. Kể cả bọn con gái. Chành chọe nhau, chỉ vì thích hơn nhau. Con trai thì kiễng chân ra vẻ ta đây cao hơn thằng khác. Nhưng chẳng đứa nào thích học giỏi hơn đứa khác. Chẳng đứa nào thích mình đạo đức hơn, khiêm tốn hơn đứa khác. Lọt vào đó hai thằng trái tuyến thích học, cả lớp buồn cười. Coi như người ngoài hành tinh. Lại có ba thằng đầu gấu, nhân chi sơ tính hung hăng, thích thụi bạn. Không thụi người khác không chịu được. Bản tính chúng nó thế. Cái lũ như thế lại rất nhát. Hung hăng nhưng lại hèn.
(...)
-----------
Nguồn: VOV
Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"
Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.
Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"
Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.
"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc
Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.
“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong
Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.
“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây
Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.
Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức
Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...
"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất
Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.
“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt
Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...