Cái Chén Biết Nói
Ngày xưa, đồ đạc dùng trong nhà như chổi, bàn ghế, nồi niêu... đều biết nói tiếng người... Mời các bé lắng nghe câu chuyện thú vị này nhé!
Ngày xưa, đồ đạc dùng trong nhà như chổi, bàn ghế, nồi niêu... đều biết nói tiếng người. Nhưng vì bận việc chuyên môn của mình như chổi phải quét nhà, nồi phải nấu ăn, nên chúng chỉ nói khi cần thiết.
Ví dụ đèn thều thào bảo:
- Tôi cạn hết dầu rồi.
Ví dụ cửa rên kèn kẹt:
- Tôi bị long bản lề rồi.
Chén bát thì lên tiếng đếm số lần người ta xới cơm vào lòng nó. Đặc biệt, sau khi con người dùng xong, nó biết tự rửa ráy. Rồi leo lên, nằm úp mặt trên chạn bát.
Một hôm, chén đựng cơm và chén đựng các loại nước chấm (nước tương, nước mắm, mắm tôm...) cãi nhau.
Chén cơm gào to:
- Xê ra. Hôi quá!
Hôm đó, nhà con người ăn mắm. Chén mắm nổi giận, nhảy tọt vào lòng chén cơm. Nó lăn lộn, trây trét những vệt mắm còn dính tèm lem trên mình nó qua chén đựng cơm.
Chén ăn cơm chỉ biết tự rửa theo kiểu của nó thôi. Nó cứ kỳ cọ mãi tới lúc thấm nước và lạnh run cầm cập đến nỗi mẻ cả miệng. Mà vẫn chưa bạt hết mùi mắm.
Con người vừa tiếc của, vừa sợ bẩn nên phải rửa dùm nó.
Từ đó, chén bát không phải tự rửa nữa.
Nhưng nếu ai lười nhác, rửa không sạch, cái chén sẽ kêu lên nhắc nhở đấy.
Nguồn: ST
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...