Chạy ngập: Học cách sống chung với thiên tai

10-11-2021
  0   980

"Chạy ngập" miêu tả cảnh chạy lụt của một vùng dân cư gần bờ sông. Truyện mở ra với nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, sôi động. Những gia đình bị nước ngập phải di tản đến vị trí cao hơn, cụ thể là cùng nhau chuyển vào phía trong gò, ở nhờ nhà ông nội của Dũng. Bên cạnh đó, mỗi gia đình vẫn phải có người túc trực, canh chừng ở khu nhà ngập để trông coi tài sản, theo dõi diễn biến của dòng nước để còn kịp thời ứng phó. Nhiều gia đình đã bị lũ cuốn trôi mất nhà, như gia đình cô Sinh. Truyện tiếp tục được kể qua ngôi thứ nhất, xưng tôi, của nhân vật Dũng. Trong khó khăn, tình người càng trở nên ấm áp bởi sự đùm bọc giúp đỡ, yêu thương chia sẻ. Trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm, chăm sóc nhiều nhất dù những bữa cơm ngày chạy lũ thật đơn sơ, thậm chí là phải ăn cơm độn khoai. Có thể thấy, nhà văn Du An đã có những miêu tả rất sống động, chi tiết và thành công về đời sống sinh hoạt của con người trong ngày chạy lũ. Nào là sự náo nhiệt của mỗi bữa cơm khi những đứa trẻ chìa tay chìa bát nhao nhao xin đồ ăn, nào là cảnh ngủ chung líu ríu ở dưới sàn nhà, nào là cảnh nước ăn chân, cảnh bơi thuyền, cảnh di chuyển những bu gà, bu ngan. Một trong những đoạn đặc biệt sống động là phần miêu tả bọn trẻ con đi hái trộm mít do Dũng dẫn đầu. Gần chục quả mít được xơi hết khiến bọn trẻ no căng, bữa tối không thể ăn được cơm nên người lớn dễ dàng phát hiện ra. Bố mẹ của đám trẻ thì ái ngại nhưng ông nội Dũng chỉ cười hiền, không mắng cũng không phạt. Truyện kết thúc bằng hình ảnh Dũng mang sách giáo khoa bị ướt đi phơi để chuẩn bị cho năm học mới. Trải qua bao năm tháng, qua bao cuộc đấu tranh sinh tồn, những con người đã học được cách sống chung với thiên tai và khắc phục thiên tai. Trong lòng họ giữ trọn một trái tim nhân hậu, sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ, đồng thời luôn biết hướng về tương lai với nhiều tin yêu và hy vọng. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage

1