Đại tướng Hoàng Văn Thái - vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên
Lịch sử QĐND Việt Nam có 12 vị Đại tướng, trong đó có một vị tướng được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của QĐND Việt Nam khi mới 30 tuổi, ông là Hoàng Văn Thái.
Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) là cấp quân hàm sĩ quan Quân đội cao cấp nhất trong QĐND Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng. Lịch sử QĐND Việt Nam có 12 vị Đại tướng, trong đó có một vị tướng được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của QĐND Việt Nam khi mới 30 tuổi, ông là Hoàng Văn Thái.
Đại tướng Hoàng Văn Thái (tên thật là Hoàng Văn Xiêm) sinh năm 1915 trong một gia đình nông dân yêu nước, tại xã Tân An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình - một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Năm 18 tuổi, đồng chí rời quê hương đi làm công nhân ở mỏ than Hòn Gai và sau đó là mỏ thiếc Tĩnh Túc, Cao Bằng. Sớm giác ngộ cách mạng, năm 1936, đồng chí trở về Tiền Hải hoạt động trong phong trào mặt trận bình dân, tổ chức các hội Tương tế, Ái hữu, tham gia chống thuế, chống bắt phu, bắt lính, tuyên truyền và tổ chức xây dựng cơ sở cách mạng trong nhân dân.
Tháng 5 - 1938, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng chí tích cực góp phần xây dựng tổ chức Đảng ở các xã Tiền Hoàn, Đại Hữu, An Khang thuộc huyện Tiền Hải, Thái Bình. Tháng 9 - 1940, đồng chí bị địch bắt, nhưng không tìm được chứng cứ, địch buộc phải thả.
Tháng 10 - 1940, đồng chí được Đảng đưa về hoạt động bí mật ở căn cứ Lạng Giang, Hiệp Hòa tỉnh Hà Bắc, tham gia xây dựng và làm Đội trưởng Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn. Tháng 9 - 1941, đồng chí được Đảng cử đi học quân sự ở nước ngoài. Tháng 10- 1944 về nước, đồng chí được giao nhiệm vụ quan trọng là tham gia tổ chức Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, phụ trách công tác tình báo và tác chiến.
Tháng 4 - 1945, đồng chí phụ trách Trường Quân chính kháng Nhật. Tháng 9- 1945, ở tuổi 30, đồng chí được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Ủy viên Quân ủy hội, Ủy viên Ban Quân sự Trung ương. Năm 1948, đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng.
Đại tướng Hoàng Văn Thái và phu nhân
Năm 1958, đồng chí là Trung tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao Trung ương. Tháng 2 - 1966, đồng chí nhận nhiệm vụ truyền đạt Nghị quyết 12 của Trung ương Đảng cho các đồng chí lãnh đạo chỉ huy miền Nam, Tháng 7 - 1966, đồng chí được phân công làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5, Quyền Bí thư Khu ủy Khu 5; tháng 10- 1966, làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, Phó Bí thư Trung ương Cục kiêm Phó Bí thư Quân ủy Miền.
Năm 1974, đồng chí được phong hàm Thượng tướng, năm 1980, được thăng quân hàm Đại tướng. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, đồng chí giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa II, IV, V và đại biểu Quốc hội khóa VII.
Là vị tướng trận mạc, đã trải qua thực tiễn hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, với kiến thức và tài năng quân sự hiếm có, Đại tướng Hoàng Văn Thái đã trở thành một nhà chỉ huy quân sự xuất sắc. Đồng chí là người tổ chức và chỉ huy đầu tiên của Bộ Tổng tham mưu- cơ quan chiến lược của QĐND Việt Nam. Đồng chí là người đã nghĩ ra kí hiệu các cấp của các đơn vị Quân đội bằng các chữ cái để dễ gọi hơn, thuần Việt hơn. Điều này thể hiện sự độc lập đối với những ký hiệu cũ do người Pháp để lại… Từ những trải nghiệm trên chiến trường và trên nhiều cương vị công tác, trong suốt cuộc đời mình, Đại tướng Hoàng Văn Thái có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học quân sự, tổng kết chiến tranh và xây dựng ngành lịch sử quân sự Việt Nam. Đồng chí đã viết hơn mười tác phẩm hồi ký, luận văn quân sự và hàng trăm bài viết đăng trên báo, tạp chí như: Mấy vấn đề về chỉ huy và tham mưu. Nxb QĐND, 1983; Cuộc tấn công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1952. Nxb QĐND, Hà Nội - 1985; Mấy vấn đề về tổng kết chiến tranh và viết lịch sử. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 1985….Các tác phẩm, công trình nghiên cứu của Đại tướng đều là những tài sản tinh thần vô giá cho Đảng, Quân đội và nhân dân ta.
Với những cống hiến xuất sắc và phẩm chất trong sáng, Đại tướng Hoàng Văn Thái đã được Đảng, Quốc hội, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh; hai Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì); Huân chương Chiến thắng hạng nhất; Huân chương Kháng chiến hạng nhất; ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang; Huân chương Quân kỳ quyết thắng; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Nhiều tên phố, tên đường trên khắp các tỉnh thành đã được đặt theo tên Đại tướng như: Phố Hoàng Văn Thái (Quận Thanh Xuân, Hà Nội); Đường Hoàng Văn Thái ở Đà Nẵng, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh… Tại xã Tân An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Khu tưởng niệm Đại tướng Hoàng Văn Thái cũng được xây dựng từ năm 2010.
Theo Ban tem Bưu chính thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Hoàng Văn Thái (1915- 2015)” sẽ được phát hành vào tháng 5 - 2015, ghi dấu trong 100 năm ngày sinh của Đại tướng - vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của QĐND Việt Nam, người đóng vai trò quan trọng vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc…
-----------------
• Nguồn: Theo baotanglichsu
• Thực hiện: Trà My, Hoàng Dương
Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn
Vị tướng mũ mềm mở đầu cách đánh “nở hoa trong lòng địch” là ai?
Ông là vị tướng từng có thời gian mượn áo nâu sồng để che mắt địch; là vị Tổng tham mưu trưởng lâu năm nhất của quân đội nhân dân Việt Nam...Ông chính là Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Lạ lùng chuông cổ Vân Bản "ngoi lên" từ biển sâu
Đẹp, độc bản, tiêu biểu – đó là những từ mà các nhà cổ vật dành để miêu tả chuông chùa Vân Bản.
Vén bức màn huyền thoại thời Hùng Vương
Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử trong tín ngưỡng dân gian đều là những vị thần thuộc thời đại Hùng Vương. Nhiều hiện vật khảo cổ học ở các di chỉ trong các tầng văn hóa thuộc kinh đô Văn Lang xưa đã góp phần...
Làng Hồ Khẩu - Nét đẹp cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường
Làng Hồ Khẩu nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ, thời Lê là một phường của Kinh thành Thăng Long; thời Nguyên thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận.
Nhà tù Hỏa Lò - Nơi hun đúc ngọn lửa Cách mạng
Nhà tù Hỏa Lò (nay được gọi là Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò) nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội được xây dựng năm 1896. Tại đây, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc.
Thái sư Lê Văn Thịnh - Công lao to lớn, án oan ngút trời
Đỗ đầu khoa thi Minh Kinh bác học – Khoa thi Nho học đầu tiên của vương triều Lý, Lê Văn Thịnh đã được chọn làm thầy dạy vua Lý Nhân Tông.
Ngụ binh ư nông - Nét đặc sắc của quân sự Việt Nam
“Ngụ binh ư nông” là nét đặc sắc của nghệ thuật tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang trong truyền thống quân sự Việt Nam.
Chùa Dục Khánh - nơi ra đời của vua Lê Thánh Tông
Chùa Dục Khánh tọa lạc trong ngõ Văn Chương, Huy Văn, quận Đống Đa, Hà Nội là nơi mà ở thế kỷ 15 bà Ngô Thị Ngọc Dao đã về nương náu và sinh thành vua Lê Thánh Tông.
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...