Doanh nghiệp châu Á thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam
30-03-2016
0
740
Tốc độ mua bán và sáp nhập theo hướng doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam có thị phần tiêu thụ lớn, sẽ gia tăng từ nay đến 2020.
Mới đây, tại hội nghị “Ngành bán lẻ Việt Nam bước chân vào thế giới phẳng, cơ hội hay thách thức”, các chuyên gia kinh tế khẳng định, tốc độ mua bán và sáp nhập theo hướng doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm những doanh nghiệp Việt Nam có thị phần tiêu thụ lớn, sẽ gia tăng từ nay đến 2020. Các tập đoàn doanh nghiệp khu vực châu Á sẽ là chủ lực trong hoạt động thâu tóm này.
Doanh nghiệp Châu Á tăng cường thâu tóm bán lẻ Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Dẫn chứng cụ thể, trong số 8 doanh nghiệp thâu tóm hệ thống phân phối tại Việt Nam thì có đến 3 doanh nghiệp Nhật Bản, 3 doanh nghiệp Thái Lan, 1doanh nghiệp Hàn Quốc và 1 doanh nghiệp Hồng Công (Trung Quốc). Những doanh nghiệp bị thâu tóm chủ yếu là hệ thống bán lẻ như siêu thị Nguyễn Kim, Citimart, Fivimart, Trần Anh, Diamond Plaza, Indochina Plaza Hà Nội, Pico và Metro.
Theo ông Trần Hải Đăng, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ViettinbankSc, các doanh nghiệp châu Á quan tâm nhiều thị trường Việt Nam bởi theo các hiệp định thương mại đã ký, 90% sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được áp dụng biểu thuế 0%. Vì vậy, để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp nước ngoài cần có trong tay hệ thống phân phối. Thay vì đầu tư hệ thống phân phối tại nước khác là thách thức vô cùng lớn thì việc mua lại những doanh nghiệp phân phối có thị phần lớn là giải pháp đầu tư hiệu quả và nhanh nhất.
Việt Nam có dân số 90 triệu dân và 60% tiêu dùng trẻ, đặc biệt, trong bối cảnh thị phần chuỗi bán lẻ hiện đại Việt Nam chỉ mới đạt mức 25%, trong khi so với các nước trong khu vực từ 33% - 60%. Điều này chứng tỏ dư địa đầu tư thị phần chuỗi bán lẻ tại Việt Nam còn rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư ngoại sẽ đổ mạnh vốn vào hoạt động mua bán thị phần chuỗi bán lẻ tại Việt Nam từ nay đến năm 2020.
Theo ông Trần Hải Đăng, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ViettinbankSc, các doanh nghiệp châu Á quan tâm nhiều thị trường Việt Nam bởi theo các hiệp định thương mại đã ký, 90% sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được áp dụng biểu thuế 0%. Vì vậy, để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp nước ngoài cần có trong tay hệ thống phân phối. Thay vì đầu tư hệ thống phân phối tại nước khác là thách thức vô cùng lớn thì việc mua lại những doanh nghiệp phân phối có thị phần lớn là giải pháp đầu tư hiệu quả và nhanh nhất.
Việt Nam có dân số 90 triệu dân và 60% tiêu dùng trẻ, đặc biệt, trong bối cảnh thị phần chuỗi bán lẻ hiện đại Việt Nam chỉ mới đạt mức 25%, trong khi so với các nước trong khu vực từ 33% - 60%. Điều này chứng tỏ dư địa đầu tư thị phần chuỗi bán lẻ tại Việt Nam còn rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư ngoại sẽ đổ mạnh vốn vào hoạt động mua bán thị phần chuỗi bán lẻ tại Việt Nam từ nay đến năm 2020.
Theo VOV
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...