Doanh nghiệp dệt may loay hoay liên kết
06-05-2016
0
855
Nguyên nhân do trong một thời gian dài DN ta chỉ chủ yếu gia công, ít phải phải cạnh tranh nhau nên nhu cầu liên kết kém.
Trong lúc các doanh nghiệp (DN) trong nước vẫn loay hoay với bài toán liên kết, phát huy sức mạnh nội lực... thì các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã tận dụng triệt để những lợi thế từ các Hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực để nhanh tay chiếm ưu thế, hưởng lợi ngay trên sân nhà Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 1 tỷ USD vải, 1,2 triệu tấn sợi. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hầu hết các DN dệt may trong nước chủ yếu lại nhập vải, sợi vào để gia công xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu hoạt động. Điều này chứng tỏ sự kết nối, liên kết giữa DN trong nước còn yếu kém đã dẫn đến hệ quả nơi "ăn không hết", chỗ "lần chẳng ra". Việt Nam có nhà máy sản xuất nhưng các DN không chịu liên kết mà chỉ "chăm chăm" gia công, không hợp tác với DN sản xuất nguyên liệu trong nước mà chỉ thụ động "cậy nhờ" nguyên liệu vào các đối tác nước ngoài.
" Bản chất của liên kết chuỗi phải có ràng buộc, phải xuất phát từ lợi ích kinh tế cũng như động lực để liên kết chuỗi từ sự tin tưởng, những thỏa thuận về giảm giá, mua lại phần nguyên phụ liệu sử dụng không hết... Liên kết chuỗi phải có sự ràng buộc, tin tưởng và trung thành với nhau thì mới bền vững. Mới đầu có thể là bạn hàng, sau đó đầu tư vào cho nhau cùng nhau nâng cao giá trị, giúp nhau cùng phát triển. Nếu các DN trong nước vẫn cứ manh mún, mạnh ai nấy làm, nghi ngờ lẫn nhau sẽ chỉ làm hại nhau, mãi ôm phận gia công, bán sức lao động, giá trị thấp", ông Trường bức xúc.
Các DN cho biết, khi thực hiện các đơn hàng gia công, thông thường khách hàng chỉ định luôn công ty cung cấp để DN mua nguyên liệu và thường có nguồn gốc từ Trung Quốc vì nguồn cung nguyên liệu tại đây rất phong phú. Ngoài ra, một số khác chỉ định mua nguyên liệu tại công ty họ có đầu tư hoặc sân sau. Tuy nhiên, với cơ hội muốn hưởng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại, kinh tế điều kiện tiên quyết nguyên liệu phải được mua tại Việt Nam.
"Chúng ta không có nhiều DN sản xuất vải nên rất dễ tìm đến, điều cần làm ngay lúc này là DN may và sản xuất vải phải gặp nhau, thử mẫu. Sau đó đến bước khó nhất là thuyết phục người đặt hàng kiếm vải từ nguồn trong nước. Biết là khó thuyết phục nhưng chúng ta không được nản lòng mà phải kiên trì hướng mục tiêu đến năm 2018, DN may mặc yên tâm có nguồn cung nguyên liệu tại chỗ cho chế biến xuất khẩu, đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định", ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc Tổng công ty 28 phân tích.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 1 tỷ USD vải, 1,2 triệu tấn sợi. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hầu hết các DN dệt may trong nước chủ yếu lại nhập vải, sợi vào để gia công xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu hoạt động. Điều này chứng tỏ sự kết nối, liên kết giữa DN trong nước còn yếu kém đã dẫn đến hệ quả nơi "ăn không hết", chỗ "lần chẳng ra". Việt Nam có nhà máy sản xuất nhưng các DN không chịu liên kết mà chỉ "chăm chăm" gia công, không hợp tác với DN sản xuất nguyên liệu trong nước mà chỉ thụ động "cậy nhờ" nguyên liệu vào các đối tác nước ngoài.
" Bản chất của liên kết chuỗi phải có ràng buộc, phải xuất phát từ lợi ích kinh tế cũng như động lực để liên kết chuỗi từ sự tin tưởng, những thỏa thuận về giảm giá, mua lại phần nguyên phụ liệu sử dụng không hết... Liên kết chuỗi phải có sự ràng buộc, tin tưởng và trung thành với nhau thì mới bền vững. Mới đầu có thể là bạn hàng, sau đó đầu tư vào cho nhau cùng nhau nâng cao giá trị, giúp nhau cùng phát triển. Nếu các DN trong nước vẫn cứ manh mún, mạnh ai nấy làm, nghi ngờ lẫn nhau sẽ chỉ làm hại nhau, mãi ôm phận gia công, bán sức lao động, giá trị thấp", ông Trường bức xúc.
Các DN cho biết, khi thực hiện các đơn hàng gia công, thông thường khách hàng chỉ định luôn công ty cung cấp để DN mua nguyên liệu và thường có nguồn gốc từ Trung Quốc vì nguồn cung nguyên liệu tại đây rất phong phú. Ngoài ra, một số khác chỉ định mua nguyên liệu tại công ty họ có đầu tư hoặc sân sau. Tuy nhiên, với cơ hội muốn hưởng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại, kinh tế điều kiện tiên quyết nguyên liệu phải được mua tại Việt Nam.
"Chúng ta không có nhiều DN sản xuất vải nên rất dễ tìm đến, điều cần làm ngay lúc này là DN may và sản xuất vải phải gặp nhau, thử mẫu. Sau đó đến bước khó nhất là thuyết phục người đặt hàng kiếm vải từ nguồn trong nước. Biết là khó thuyết phục nhưng chúng ta không được nản lòng mà phải kiên trì hướng mục tiêu đến năm 2018, DN may mặc yên tâm có nguồn cung nguyên liệu tại chỗ cho chế biến xuất khẩu, đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định", ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc Tổng công ty 28 phân tích.
Theo VOV
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...