Độc đáo nhà vườn Huế
10-06-2016
0
628
Từ bao đời nay, hệ thống nhà vườn cổ là tài sản quý giá, góp phần tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của di sản kiến trúc, văn hóa Huế.
Ngoài hệ thống đền đài, lăng tẩm…, quần thể di sản kiến trúc văn hóa Huế còn có một chỉnh thể rất quan trọng là hệ thống nhà cổ, nhà vườn. Những vườn phủ đệ, vườn chùa, vườn nhà... được hình thành từ khi các chúa Nguyễn vào trấn Thuận Hóa và chọn Huế là thủ phủ của xứ Đàng Trong.
Xuất hiện giữa thế kỷ XVI và xây dựng quy mô vào những năm nửa đầu thế kỷ XVII, XVIII - thời điểm Kim Long, Phú Xuân được chọn làm kinh đô, và nhất là thời kỳ xây dựng kinh thành Huế từ đầu thế kỷ XIX, nhà cổ, nhà vườn cổ Huế được hoàng thân quốc thích, quan lại tập trung xây dựng. Nhiều cơ ngơi của cá nhân hay dòng tộc được xây dựng, và cứ thế, các thế hệ trong gia đình cùng nhau chung sống dưới một mái nhà.
Nhiều du khách đã ngỡ ngàng khi đến với nhà rường cổ với các giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật sống của chủ nhân, ẩn giấu trong từng ngôi nhà. Chúng tôi có dịp ghé thăm nhà mệ Lê Thị Túy ở số 2/3 Phú Mộng, phường Kim Long (TP Huế), một trong những ngôi nhà rường tiêu biểu. Đây là tư phủ của quan Thượng thư Bộ Lễ triều đình Huế Phạm Hữu Điển, dựng theo kiến trúc nhà rường, nhà vườn mẫu mực Huế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Mệ Túy đã 90 tuổi, vẫn còn minh mẫn, dẫn chúng tôi đi tham quan khu vườn nhà mình. Ngôi nhà chính có ba gian, hai chái có tiền đường dành cho việc thờ phụng tổ tiên với các bức đại tự, hoành phi, đối, liễn... Ngôi nhà ngang cũng thiết kế theo kiểu ba gian, hai chái nối với nhà chính bằng một mái nhà cầu xinh xắn, khép kín với khu bếp ở hậu hiên. Tòa nhà lợp ngói liệt, nằm ẩn mình dưới vườn cây bát ngát tạo nên không gian yên bình đến lạ…
Chiếc cổng vòm nhà mệ Túy là hình ảnh đặc trưng của nhiều nhà vườn ở Huế. Không ít gia chủ dụng công chạm khắc lên cổng nhà mình vài ba câu đối bằng chữ Hán cùng tấm bình phong như che chắn, bảo vệ nếp nhà. Sau bình phong là hòn non bộ, nhưng đôi khi chính hòn non bộ giữ chức năng của tấm bình phong. Non bộ là nơi để gia chủ tái hiện cảnh “sơn thủy hữu tình” với núi non thu nhỏ, có hang động, chùa tháp, suối, thác; có người và thú vật; tượng trưng cho cảnh sinh hoạt hay một sự tích lịch sử nào đó.
Nhà rường là công trình kiến trúc chủ đạo trong tổng thể nhà vườn Huế. Nhà có một gian, ba gian, hoặc năm gian hai chái tọa lạc trong một khu vườn xinh xắn được bao bọc bởi những hàng chè tàu. Đặc trưng của nhà vườn Huế là hòa điệu một cách trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên. Không ít chủ nhà đã tạo nên những góc ngồi thư giãn dưới những bóng mát trong vườn. Họ muốn thể hiện chất an nhàn, lịch lãm của một nếp nhà có truyền thống nhiều đời phong lưu.
Mỗi khu vườn có thể rộng vài mẫu hoặc năm đến bảy sào; trồng nhiều loại cây đặc sản như măng cụt, xoài, sầu riêng Nam Bộ, nhãn lồng Hưng Yên, hồng xứ Lạng... Tuy nhiên, chủ vườn không đặt nặng giá trị kinh tế, miễn sao mùa nào cũng có hoa thơm, quả ngọt để đơm cúng tổ tiên.
Xuất hiện giữa thế kỷ XVI và xây dựng quy mô vào những năm nửa đầu thế kỷ XVII, XVIII - thời điểm Kim Long, Phú Xuân được chọn làm kinh đô, và nhất là thời kỳ xây dựng kinh thành Huế từ đầu thế kỷ XIX, nhà cổ, nhà vườn cổ Huế được hoàng thân quốc thích, quan lại tập trung xây dựng. Nhiều cơ ngơi của cá nhân hay dòng tộc được xây dựng, và cứ thế, các thế hệ trong gia đình cùng nhau chung sống dưới một mái nhà.
Nhiều du khách đã ngỡ ngàng khi đến với nhà rường cổ với các giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật sống của chủ nhân, ẩn giấu trong từng ngôi nhà. Chúng tôi có dịp ghé thăm nhà mệ Lê Thị Túy ở số 2/3 Phú Mộng, phường Kim Long (TP Huế), một trong những ngôi nhà rường tiêu biểu. Đây là tư phủ của quan Thượng thư Bộ Lễ triều đình Huế Phạm Hữu Điển, dựng theo kiến trúc nhà rường, nhà vườn mẫu mực Huế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Mệ Túy đã 90 tuổi, vẫn còn minh mẫn, dẫn chúng tôi đi tham quan khu vườn nhà mình. Ngôi nhà chính có ba gian, hai chái có tiền đường dành cho việc thờ phụng tổ tiên với các bức đại tự, hoành phi, đối, liễn... Ngôi nhà ngang cũng thiết kế theo kiểu ba gian, hai chái nối với nhà chính bằng một mái nhà cầu xinh xắn, khép kín với khu bếp ở hậu hiên. Tòa nhà lợp ngói liệt, nằm ẩn mình dưới vườn cây bát ngát tạo nên không gian yên bình đến lạ…
Chiếc cổng vòm nhà mệ Túy là hình ảnh đặc trưng của nhiều nhà vườn ở Huế. Không ít gia chủ dụng công chạm khắc lên cổng nhà mình vài ba câu đối bằng chữ Hán cùng tấm bình phong như che chắn, bảo vệ nếp nhà. Sau bình phong là hòn non bộ, nhưng đôi khi chính hòn non bộ giữ chức năng của tấm bình phong. Non bộ là nơi để gia chủ tái hiện cảnh “sơn thủy hữu tình” với núi non thu nhỏ, có hang động, chùa tháp, suối, thác; có người và thú vật; tượng trưng cho cảnh sinh hoạt hay một sự tích lịch sử nào đó.
Nhà rường là công trình kiến trúc chủ đạo trong tổng thể nhà vườn Huế. Nhà có một gian, ba gian, hoặc năm gian hai chái tọa lạc trong một khu vườn xinh xắn được bao bọc bởi những hàng chè tàu. Đặc trưng của nhà vườn Huế là hòa điệu một cách trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên. Không ít chủ nhà đã tạo nên những góc ngồi thư giãn dưới những bóng mát trong vườn. Họ muốn thể hiện chất an nhàn, lịch lãm của một nếp nhà có truyền thống nhiều đời phong lưu.
Mỗi khu vườn có thể rộng vài mẫu hoặc năm đến bảy sào; trồng nhiều loại cây đặc sản như măng cụt, xoài, sầu riêng Nam Bộ, nhãn lồng Hưng Yên, hồng xứ Lạng... Tuy nhiên, chủ vườn không đặt nặng giá trị kinh tế, miễn sao mùa nào cũng có hoa thơm, quả ngọt để đơm cúng tổ tiên.
Theo VOV
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...