Đôi bờ sông Ngàn - Phần 1

Tác giả : Trương Vân Ngọc
29-11-2016
  0   1725

Ông Hoàng mặt đỏ gay, cơn giận bốc lên đỉnh điểm. Lần đầu tiên thấy con gái bỏ học đi chơi, ông bắt Nhi nằm sấp giữa phòng khách, vụt gãy liền hai cán chổi. Nhi không thấy đau, chỉ nghe bên tai tiếng sáo gọi bạn văng vẳng.
 

Và tiếng sáo hằng đêm vẫn thánh thót du dương mời gọi, nó không phải vọng từ phía bến Thổ Ngạn, tiếng sáo cất lên ngay bãi cát ven sông sát nhà Nhi. Cánh cửa vững chắc và bị khóa chặt không ngăn được tiếng sáo, nó len lỏi vào mọi ngõ ngách, bao trùm toàn bộ căn nhà. Nhi không chịu nổi, cô sẽ phá vỡ mọi cách ngăn rào cản. Tiếng sáo hứa hẹn, tô vẽ bao điều tốt đẹp ở tương lai. Ở bên tiếng sáo, Nhi thấy hạnh phúc, cô quyết theo tiếng gọi con tim.

 

Làng Thổ Ngạn yên bình, dân quanh năm sống bằng nghề chài lưới và trồng dâu nuôi tằm. Vào tuần trăng trước, bỗng xuất hiện một chàng trai ở thượng nguồn dòng sông xuôi về đây, người ấy tên Thi, thường đánh cá bằng mủng nên có biệt danh Thi “mủng”. Anh có biệt tài thổi sáo rất giỏi, tiếng sáo của anh khiến cô bé con ông bí thư huyện ủy tên Nhi, cứ đêm đêm lại ra ban công. Hình như lần đầu tiên trong đời Nhi nhận ra một điều gì đấy ở đời sống này.



Thúy Nhi sinh ra trong gia đình trí thức có tiếng ở bến Ngạn, cô được giáo dục một cách rất riêng biệt. Nhi sống trong nhung lụa và khuôn phép. Từ học hành, công việc, tương lai cô đều được định sẵn. Nhi ngoan ngoãn, chăm chỉ. Đống sách vở chình ình lúc nào cũng muốn nuốt sống cô bé. Nhi yêu Toán, Văn, Lý, Hóa hay các môn đó yêu Nhi?
 

Khoảng trời riêng duy nhất của Nhi là tiếng sáo của bà. Hồi trẻ, bà ngoại cô là diễn viên của đoàn văn công quân đội, chuyên đi biểu diễn cổ vũ các đơn vị chiến đấu dọc Trường Sơn. Tiếng sáo của bà là niềm động viên, an ủi thương bệnh binh trong những lúc ngặt nghèo nhất. Bà thường kể cho Nhi nghe rất nhiều chuyện, nhưng rất ít chuyện trong chiến tranh mà bà cô đã trải qua. Chuyện của bà là những chuyện về thế giới thần tiên kỳ ảo qua cổ tích. Nhi nhớ tất cả nhân vật, từ chàng hoàng tử cho đến kẻ thứ dân. Bây giờ, tiếng sáo đêm trùng lặp với những câu chuyện kể… Nhi tưởng tượng đến chàng Trương Chi. Bà nói rằng, trời ban cho chàng tiếng sáo nhưng nàng Mỵ Nương yêu tiếng sáo, nàng không chấp nhận dáng hình xấu xí của người đánh cá nơi bến sông.

 

Đôi bờ sông Ngàn


 

Nhi không thắc mắc về sự xuất hiện tiếng sáo. Hằng đêm, cô ngồi đó để được nghe người nghệ sĩ vô danh thả mình vào không gian cô tịch. Với cô, tiếng sáo kia như là một món quà đêm mà dòng sông ban tặng. Bến Thổ Ngạn yên lặng trong đêm, chỉ còn lại những con sóng vỡ òa xô vào bờ lấp lóa. Chẳng hiểu sao, sau một thời gian bỗng vắng tiếng sáo – món quà đêm của dòng sông, của Nhi. Cô mỏi mòn chờ đợi, tội nghiệp! Cô thấy mình khác lạ. Nhi bỗng thương nhớ, càng về khuya càng cồn cào khắc khoải. Nhi không hiểu mình đã yêu tự bao giờ, một cảm giác cháy bỏng thiêu đốt Nhi. Đêm nay Nhi vẫn dõi sang bờ Thổ Ngạn, lòng thầm hỏi: “Trương Chi hỡi, sao chỉ mỗi tiếng sáo? Khuôn mặt chàng vì đâu không như người bình thường?”. Trong sóng nước, tiếng sáo đang ngân cao bỗng trầm xuống như thay lời đáp: “Ồ không. Thế gian nhân vô thập toàn. Trời xanh còn ghét ghen huống chi bụng dạ con người. Nếu trọn vẹn thì cuộc đời này liệu còn có ý nghĩa gì nữa…”.
 

- Con không ngủ đi còn đứng đấy làm gì? – Tiếng ông Hoàng sang sảng khiến cô giật mình. Cô biết cha rất nghiêm khắc, chưa bao giờ Nhi được tự do thoải mái ngay cả trong suy nghĩ và ước mơ của mình! Nhi miễn cưỡng khép cửa trong ánh mắt dò xét ngờ vực của cha. Cô thương xót Trương Chi trong tiếng sáo của bà.
 

Tiếng cha vẫn rành rọt: “Con gái, cha rất phiền lòng vì con trong mấy ngày qua. Sắp hết năm học rồi, cha không muốn bất cứ lý do gì làm ảnh hưởng tới kết quả học tập. Dù con có oán trách hay không, – ông Hoàng nhún vai đứng dậy, giọng dứt khoát – từ mai, con không được phép ra ngoài ban công nữa. Cha sẽ đóng chốt tất cả các cánh cửa”.
 

Đêm thứ năm. Phía bên kia sông vẫn chỉ vọng lại tiếng gió, tiếng sóng và tiếng lao xao. Nhi cồn cào, cô muốn phá tan sự bí bách của bốn bức tường trong căn phòng kín mít. Nhi muốn nhìn ra phía bờ sông, Nhi chán ghét cánh cửa, chúng như những tay vệ sĩ của thủy thần sừng sững chặn đứng tầm nhìn của cô. Nhi không chịu nổi, cô loay hoay kiếm tìm. Phải rồi, vẫn còn. Đó là hai ô thoáng sát trần nhà, độ cao của nó không ngăn được Nhi. Chiếc ghế chồng lên bàn học vừa đủ giúp Nhi thỏa cơn khát thèm, dù ô thoáng có bé nhỏ, nhìn ra khó khăn. Trăng mười sáu vằng vặc lấp lánh đổ ập xuống, hàng ngàn đồng tiền vàng loang loáng mặt nước. Chưa bao giờ Nhi thấy trăng đẹp đến thế. Giá lúc này tiếng sáo cất lên… Nhi còn nhớ như in lúc sắp kết thúc câu chuyện, bà bảo: “Trương Chi tuy tuyệt vọng nhưng không nản, chàng tìm mọi cách để tỏ bày tình yêu của mình”. Đúng. Trương Chi vẫn thổi, tiếng sáo vương vất ào ạt bổ vây lầu son gác tía của Mỵ Nương, tiếng sáo đau đớn rớm máu. Chàng đã vắt kiệt tình yêu, sự thổn thức tự con tim mà thổi! Nhưng Mỵ Nương không nghe thấy gì cả.

 

(...)

 

------------

 

Nguồn: VOV

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage

1