Đứa trẻ giấy - Phần 16

Thể hiện : Nhím Xù
Tác giả : Sưu tầm
31-07-2018
  0   2491

Trong chớp mắt, tôi có cảm giác như dòng thời gian đang quay ngược trở lại. Trong bầu không gian kì lạ tại thời khắc này ở cái xóm nhỏ này, ngay đến thời gian cũng trở nên bất định. Ảo giác lạ này khiến tôi nhất thời chẳng kịp định thần, quên cả việc trả lời bà cụ.


Bà cụ hơi nheo mắt, vết chân chim nơi đuôi mắt tỏa ra thành những nếp nhăn hằn sâu.


“Chà, hóa ra là cậu, anh chàng phóng viên đó!” - Bà đã nhận ra tôi.


Rồi bà hướng ánh mắt sang phía Hà Tịch, người đang đứng cạnh ở phía sau tôi. Bộ cảnh phục khiến nếp nhăn nơi đuôi mắt trên mặt bà sâu thêm mấy phần.


“Cảnh sát.” - Bà lẩm bẩm câu gì đó, rồi đặt rổ rau sang bên, đứng dậy.


“Có chuyện gì?” Bà nhìn tôi, rồi lại lia mắt nhìn sang Hà Tịch.


“Là chuyện về Hoàng Chức ạ, lần trước bà nói mình là người biết cô ấy từ hồi còn nhỏ, cháu có vài thắc mắc muốn được hỏi bà.” - Tôi nói.


“Được, được, ồ, mời anh chị vào trong ngồi, vào trong đi!” - Vừa nói bà vừa mời chúng tôi vào trong, còn chuyện chúng tôi có mang thẻ ngành hay không, bà hoàn toàn chẳng nghĩ đến việc yêu cầu được xem, với những người dân bình thường, “lớp vỏ” ngụy trang này đủ để nói lên tất cả.


Kết cấu nhà cửa ở nông thôn đa phần đều giống nhau, so với nhà Hoàng Chức, đồ đạc được bài trí trong phòng khách lớn ở đây cũng chẳng hào nhoáng gì, song chí ít còn tốt hơn nhà cô ấy nhiều.


Bàn bát tiên, ghế làm từ gỗ đào, sa lông, ấm trà, ti vi màn hình lớn, nói chung là mọi đồ dùng thiết yếu đều đủ cả, trên tường còn treo bức tranh trang trí cỡ lớn. trang trí cỡ lớn.


“Để tôi đi rót trà cho anh chị”.


“Bà ơi, chúng con không cần đâu ạ”.


“Cần chứ, cần chứ!”


Bà cụ quay người đi xuống bếp, song lại mang hai lon Coca cola lên bảo: “Trời nóng quá, uống cái này đỡ hơn”.


“Bà ơi, chuyện là vậy, cô ấy là người thuộc Sở cảnh sát thành phố, về điều tra vụ án liên quan đến Hoàng Chức!” - Tôi giới thiệu qua Hà Tịch với bà. Về cơ bản câu nói này của tôi cũng chẳng phải là câu nói dối.


“Mấy bữa trước có vài anh cảnh sát đến đây, cũng có một số người từ Thượng Hải về, nhưng cô thì đây là lần đầu phải không nhỉ?” - Bà cụ hỏi Hà Tịch.


Hà Tịch gật đầu.


“Cô ấy muốn hỏi bà mấy câu về chuyện liên quan đến Hoàng Chức lúc còn sống trước kia”.


“Cô cứ hỏi, cứ hỏi đi!” - Bà cụ liên tục gật gù, thái độ vô cùng hợp tác.


“Em hỏi đi, đã biết mình muốn hỏi gì không?” - Tôi bảo Hà Tịch.


Hà Tịch gật đầu. Vừa lên tiếng cô ấy đã làm tôi giật bắn mình.


“Về xác chết đó, điều cháu muốn biết là…” - Hà Tịch chưa nói hết câu đã bị tôi đánh tiếng ho cắt ngang. Cũng may, Hà Tịch chỉ nói được tiếng phổ thông, tiếng Thượng Hải bản địa thì cô ấy chỉ có thể nghe hiểu mà không biết nói.


“Là vậy ạ, vì cô ấy chỉ nói được tiếng phổ thông nên cháu sẽ đứng ra hỏi thay, cháu đi cùng cô ấy về đây phỏng vấn, cô ấy định hỏi gì cháu đều biết cả. Cô ấy muốn biết thêm một số chuyện về người đã qua đời, tức Hoàng Chức ấy ạ, phía cảnh sát nghi ngờ cái chết của cô ấy có liên quan đến đứa con đã mất tích”.


“Là con bé Chu Tiêm Tiêm hả?”


Tôi gật đầu.

 


“Con bé đó đến một tiếng cũng chẳng nói, thích nhất là được lủi vào góc tối, đi lại không phát ra tiếng động nào, hệt như người chết vậy. Tôi thấy có khi nó còn tà ác hơn mẹ nó nữa!” - Bà cụ thốt lên những điều hoàn toàn chẳng có chút căn cứ gì với vẻ mặt căm ghét, dù việc Chu Tiêm Tiêm đã mất tích cả mấy tháng cũng chẳng thể làm dấy lên chút lòng cảm thông, trắc ẩn nào từ phía bà cụ. Lần trước đến đây tôi đã cảm thấy bà chẳng yêu mến gì Chu Tiêm Tiêm, không ngờ bà lại có thành kiến sâu sắc vậy.


“Hoàng Chức còn sinh đứa con nào khác không bà?” - Hà Tịch hỏi.


Tôi vừa dịch lại câu hỏi của Hà Tịch sang tiếng Thượng Hải cho bà cụ, vừa thầm tự lắc đầu. Hà Tịch quả có phần thẳng đuột ruột ngựa, ban đầu tôi định hỏi về Chu Tiêm Tiêm trước rồi mới lái dần sang vấn đề này.


“Không, ba năm trước cô ta có mang thai một lần nhưng bị sinh non”.


Lần sinh non này hẳn là chỉ lần sinh ra đứa trẻ giấy đó.


“Ngoài lần đó ra, cô ấy còn mang thai thêm lần nào khác nữa không, bà cố nhớ hộ cháu xem, thông tin này rất quan trọng với việc phá án”.


Chẳng cần nghĩ ngợi gì, bà cụ đã lắc đầu: “Chắc chắn là không, đều là người cùng một thôn, lại ở gần nhau thế, nhất định không thể nào sai được. Kết hôn được ba năm, cô ta sinh con bé Chu Tiêm Tiêm, sau được tổ chức sinh đẻ kế hoạch hóa của thôn đến vận động, nên cô ta đã đi đặt vòng tránh thai. Ba năm sau, do có vấn đề nên mới đi bệnh viện tháo vòng ra. Rồi vừa tháo vòng thì cô ta có thai, chính là lần sinh non đó đấy, rồi sau đó cô ta mắc bệnh tâm thần. Với cái số đen đủi, xúi quẩy thế thì người đàn ông nào còn dám gần gũi cô ta chứ”.


Tôi nhìn Hà Tịch, Hà Tịch gật gật đầu, nói: “Vậy đúng rồi, cô ấy từng đặt vòng tránh thai, thời gian tháo vòng xem ra cũng trùng khớp. Ở đa phần phụ nữ, cổ tử cung của họ đều bị viêm nhiễm, lại thêm vòng tránh thai, nên để càng lâu càng viêm tấy, cô ấy nói không ổn là vì vậy”.


“Có thể khẳng định cô ta đã mang thai hai lần. Với cái vóc người gầy nhẳng đó thì cô ta có bầu mọi người sẽ nhận ra ngay, muốn giấu cũng chẳng giấu được, không thể trật đi đâu!” - Bà cụ lại nói.


Vóc người Hoàng Chức rất gầy nhỏ, nói Véronique sở hữu vóc người to cao nên có thể che giấu việc mình mang bầu phần nào còn tin được, chứ Hoàng Chức thì chẳng thể nào.


Theo kết quả xét nghiệm của cảnh sát Pháp, hai đứa trẻ kia qua đời cách đây tầm ba năm, nên dù nhầm lẫn thế nào, cái xác đã đông cứng của đứa trẻ là con Hoàng Chức, được tìm thấy trong tủ lạnh bên Hàn Quốc, cũng không thể ra đời trước Chu Tiêm Tiêm. Và sau khi Chu Tiêm Tiêm ra đời, Hoàng Chức đã đặt vòng tránh thai, khoảng ba năm sau mới bỏ vòng ra thì liền mang thai đứa trẻ giấy, rồi tiếp đó là phát bệnh tâm thần, nên chẳng người đàn ông nào còn dám lại gần cô ấy nữa.


Như vậy chỉ còn lại một khả năng: Một trong hai đứa trẻ Cournot phát hiện thấy trong tủ lạnh nhà mình chính là anh em sinh đôi với đứa trẻ giấy, kẻ đã hút cạn người anh em song sinh với mình, và biến đứa kia thành một tờ giấy!


Những điều Hoàng Chức nói trong bệnh viện ba năm về trước hóa ra là thật. Trong bụng cô ấy còn một đứa trẻ khác!


Nó nói lên điều gì?


Tôi thực sự chẳng thể tin vào cách suy luận theo logic này: Lẽ nào một bệnh viện lớn cao cấp như vậy, lại rắp tâm đánh cắp con của sản phụ.


Dù là để lừa bán hay lý do nào khác, thì đây cũng là một vụ scandal động trời!

 

---

Tác giả: Na Đa

Thực hiện: Nhím Xù. 

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 6

Người ta bảo rằng trong con người của Hường có một phần hồn của Xuyến. Và chính Xuyến chớ không phải Hường, mới là người cai quản sản nghiệp nhà họ Bành. Họ phải trả giá cho những tội ác từng gây ra.

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 5

Ả ta nghiến răng và thuận tay tung mạnh bà mẹ chồng lên cao như tung một quả bóng. Khi rơi xuống, thay vì rớt trên sàn nhà, bà Bành lạt bị vướng vào sợi dây giăng mùng. Bình thường sợi dây ấy chỉ đủ giăng chiếc mùng nhẹ tênh,...

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 4

Một tiếng thét vang lên, vừa lúc Minh Nguyệt lảo đảo, lui mấy bước. Trước mặt y thị không phải là con người hầu bình thường, mà là người với gương mặt trơ xương. Một chiếc đầu lâu trên thân mình bằng xương bằng thịt!

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 3

Tiếng kêu của nó vọng lên trong đêm trường, nghe thê lương, đau lòng... Nhưng trước sau gì cũng chẳng có ai đến cứu. Mặc dù trong ngôi nhà lớn đó lúc ấy có nhiều người nghe và hiểu chuyện, nhưng vì sợ uy quyền của vợ Hai Tường, nên...

Giọng đọc: Thu Trang

Nàng hầu trẻ - Phần 1

Năm đó xảy ra nạn đói tràn lan khắp nơi. Ngoại trừ những nhà giàu, còn hàng dân lao động bình thường đều khổ sở chạy tìm miếng ăn từng bữa mà cũng không đủ.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Quỷ

Truyền thuyết ma trùng - Phần 5

Đang lúc anh xoay người chuẩn bị tiếp tục bám theo gã đàn ông kia, thì bất chợt cả thân người gã ta lại lừ lừ quay lại.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Qủy

Truyền thuyết ma trùng - Phần 4

Hỡi ôi, cái gương mặt bà cụ sao có đôi mắt đen sì sì, miệng bà ta đang mở ra nhe răng nanh dài nhếch mép đầy kinh tởm.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Qủy

Truyền thuyết ma trùng - Phần 3

- Tôi nói các đồng chí ở trên huyện lại không tin, lại cho là dân Vũ Thôn chúng tôi mê tín, chứ quả thực là chuyện này có thật. Nó được để lại cái tục này từ thời cụ cố tôi kia, cho đến bây giờ thì cũng chưa...

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Phununews

Hạnh phúc vẫn luôn dành cho em, người đàn bà làm mẹ đơn thân!

“Nếu hôn nhân là địa ngục, nếu đàn ông quá bội bạc, hãy mạnh dạn là mẹ đơn thân đi em…”

Youtube

Facebook Fanpage

1