Gánh Chổi Rơm Của Nội
26-01-2016
0
1366
Tôi nhìn nội quẩy chổi trên vai mà có cảm giác như nội quẩy cả cánh đồng mênh mông lên chợ.
Nội gánh chổi rơm xuống chợ, chân giao chỉ nứt nẻ ngón nọ vắt ngón kia, nội đi hông lắc nhịp nhàng, dáng đi của những người quẩy gánh. Chổi rơm buộc hai đầu, mỗi bên bốn chiếc. Bà đi vạt áo tím bay bay, mùi trầu phả ra thơm thơm. Tôi lon ton chạy theo bà.
Tôi thích gọi nội là bà còng, nội nói lưng còng vì bà là “người ngày xưa”. Tôi nhìn nội quẩy chổi trên vai mà có cảm giác như nội quẩy cả cánh đồng mênh mông lên chợ. Chổi bà khéo lắm bền chặt vừa tay, nên luôn đắt khách. Có những lần tôi theo nội, vẫn tám chiếc cả hai đầu, đi từ nhà ra đến cổng chợ đã hết hàng.
Tôi nghe các cô ấy bảo, chổi của bà quét thích lắm, chẳng bao giờ hỏng, lâu lâu chỉ có cùn đi còn cái cán vẫn… mới nguyên. Những hôm ấy tôi được bà dẫn lòng vòng quanh chợ, được ăn căng bụng những món quà bánh đứa trẻ nào cũng thèm thuồng. Tất nhiên những dịp vui như thế không phải khi nào cũng có. Bởi vì, bà tôi bện chổi rất lâu, thỉnh thoảng mới có để mang đi bán, cứ đủ tám cái, là bà đi.
Những gánh chổi rơm của các bà, các mẹ gánh vào phố thuở nào giờ đây chỉ còn là hoài niệm. (Ảnh minh họa)
Mỗi vụ mùa đến, bà lại bận bịu với rơm với lúa. Lúa phải là lúa nếp đến độ vừa hết xanh là phải gặt ngay về. Những đon lúa cũng không được vò rối mà phải suốt nguyên bó để chọn ra những đon rơm đẹp mắt. Những thân rơm tươi mùi ngòn ngọt. Bà mang từng đon nguyên xếp đều đặn lên mái nhà, bờ rào, góc sân, bất kỳ nơi đâu có nắng, khiến nhà tôi trở nên rực rỡ với sắc vàng. Tôi vô cùng yêu thích những ngày ấy, tôi cảm thấy thế giới của mình như trong cổ tích.
Rơm phơi hai ngày đầu bà chẳng cho gom vào, bà nói phải phơi nắng phơi sương cho sợi rơm bền bỉ. Cứ vài ngày như thế, đến nắng cuối cùng, khi bà kiểm tra vài sợi rơm để thử thấy nó đủ bền dai là bà cùng tôi gom đi cất. Bà có một nhà kho chứa những bó rơm, nuôi con mèo cho nó bắt chuột. Rơm đó bà để bện chổi quanh năm, dĩ nhiên là khi nào thích.
Những buổi tối mùa hè trăng thanh và gió mát, tôi với bà ngồi ở bờ hè bện chổi. Tôi thường tuốt những cuộng rơm bỏ đi chỉ để lại cái ruột, sắp đều lại. Bà lấy những nắm nhỏ ruột rơm, mỗi nắm to độ chừng như ngón tay cái của bố, cột ở đầu thân thật chắc tay. Mỗi chiếc chổi là năm nắm nhỏ đều nhau, gom lại, buộc chặt, rồi bà bện. Tay bà vặn những cọng rơm nhỏ với nhau, quấn dần, rồi lại vặn lại quấn hết vòng này tới vòng khác, tỉ mẩn.
Phải cả buổi tối mới bện được một cái chổi. Bện xong, bà lựa một thanh tre, vót thành một đoạn ngắn như ngón tay, to hơn cái đũa, nhét vào giữa cán chổi và đóng thật chặt. Bà bảo làm như thế chiếc chổi sẽ chẳng bao giờ bị mềm nhũn mà long ra. Rồi lại bện thêm một cái vòng nhỏ xíu ở đuôi chổi, để khi nào người ta quét xong thì treo lên tường cho gọn.
Nếu làm nhanh, bà sẽ bện cho tôi cái chổi nhỏ xíu. Bà vừa làm vừa kể chuyện, những câu chuyện cổ tích nghe đi nghe lại đến thuộc nằm lòng mà tôi vẫn đòi nghe thêm nhiều lần sau nữa. Lớn lên rồi tôi vẫn không hiểu tại sao khi đọc truyện thường một lần là không muốn đọc lại, nhưng câu chuyện cũ rích bà kể bằng giọng đều đều lại có một sức hút kỳ diệu khiến tôi mê say như vậy.
Rồi sáng mai nào đó khi đã đủ tám chiếc, bà sẽ lại buộc chổi hai đầu, thong thả gánh hàng lên chợ.
Rơm phơi hai ngày đầu bà chẳng cho gom vào, bà nói phải phơi nắng phơi sương cho sợi rơm bền bỉ. Cứ vài ngày như thế, đến nắng cuối cùng, khi bà kiểm tra vài sợi rơm để thử thấy nó đủ bền dai là bà cùng tôi gom đi cất. Bà có một nhà kho chứa những bó rơm, nuôi con mèo cho nó bắt chuột. Rơm đó bà để bện chổi quanh năm, dĩ nhiên là khi nào thích.
Những buổi tối mùa hè trăng thanh và gió mát, tôi với bà ngồi ở bờ hè bện chổi. Tôi thường tuốt những cuộng rơm bỏ đi chỉ để lại cái ruột, sắp đều lại. Bà lấy những nắm nhỏ ruột rơm, mỗi nắm to độ chừng như ngón tay cái của bố, cột ở đầu thân thật chắc tay. Mỗi chiếc chổi là năm nắm nhỏ đều nhau, gom lại, buộc chặt, rồi bà bện. Tay bà vặn những cọng rơm nhỏ với nhau, quấn dần, rồi lại vặn lại quấn hết vòng này tới vòng khác, tỉ mẩn.
Phải cả buổi tối mới bện được một cái chổi. Bện xong, bà lựa một thanh tre, vót thành một đoạn ngắn như ngón tay, to hơn cái đũa, nhét vào giữa cán chổi và đóng thật chặt. Bà bảo làm như thế chiếc chổi sẽ chẳng bao giờ bị mềm nhũn mà long ra. Rồi lại bện thêm một cái vòng nhỏ xíu ở đuôi chổi, để khi nào người ta quét xong thì treo lên tường cho gọn.
Nếu làm nhanh, bà sẽ bện cho tôi cái chổi nhỏ xíu. Bà vừa làm vừa kể chuyện, những câu chuyện cổ tích nghe đi nghe lại đến thuộc nằm lòng mà tôi vẫn đòi nghe thêm nhiều lần sau nữa. Lớn lên rồi tôi vẫn không hiểu tại sao khi đọc truyện thường một lần là không muốn đọc lại, nhưng câu chuyện cũ rích bà kể bằng giọng đều đều lại có một sức hút kỳ diệu khiến tôi mê say như vậy.
Rồi sáng mai nào đó khi đã đủ tám chiếc, bà sẽ lại buộc chổi hai đầu, thong thả gánh hàng lên chợ.
Theo VOV
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...