Hai người đàn bà xóm Trại - Phần 2
Khi cắp rổ định quay về thì có tiếng cá quẫy mạnh sát bờ. Một vật gì đó vô hình rơi vào ký ức bà tựa như cái quẫy của đuôi cá. Và rồi những vòng sóng kỷ niệm cứ loang ra, loang mãi. Bà từ từ ngồi xuống nhìn dòng sông trong đêm. Nơi đây, mấy chục năm về trước bà đã tiễn chồng theo bộ đội sang sông. Và chính nơi đây, bà đã tiễn Bấc đi trong lần người lính ghé qua nhà không gặp vợ mình.
Suốt cả ngày hôm ấy vẫn không thấy ân về - Bao nhiêu kỷ niệm đều mờ đi theo tuổi tác, nhưng những đêm như thế vẫn bám dai dẳng trong bà lão Mật - Hôm ấy, cứ thỉnh thoảng Mật lại chạy lên mặt đê ngóng về phía xa. Buổi tối ăn cơm xong, Bấc nói:
"Khuya tôi phải đi. Mai ân về bảo tôi vẫn khỏe".
"Chỉ sáng mai là chị ấy về thôi - Mật nói như van - Tối mai anh hãy đi".
"Không được đâu. Tối nay tôi phải có mặt nơi đóng quân".
Khoảng chín giờ tối thì Bấc lên đường. Mật tiễn Bấc xuống bến sông. Khi sát mép nước Bấc quay lại. Anh đặt tay lên vai Mật. Những ngón tay người lính như bấu chặt vào vai chị. Mật thấy rét run lên, hai hàm răng chị va vào nhau lập cập.
"Anh đi nhé - Người lính thì thào - hai chị em ở nhà thương nhau. Anh và Ngữ sẽ về sớm".
Bấc đi được một tiếng đồng hồ thì Ân về. Nghe tiếng Ân gọi cửa. Mật run bắn và òa khóc. "Chị Ân ơi, anh Bấc về, Bấc về".
"Đâu, đâu? Anh ấy đâu?... Đâu?"
"Anh ấy đi rồi. Anh Bấc chờ chị suốt cả đêm qua. Anh vừa sang sông".
Bó lá dong lớn và sọt quít đồi đổ xuống như người ngã. "Anh ấy đi lâu chưa? - Ân hổn hển - Anh ấy đi lối nào".
"Anh Bấc lội qua bến nhà mình". Vừa nói Mật vừa nắm tay Ân đi như chạy xuống bến. Đến bờ sông, Ân giật tay chị ra khỏi bàn tay Mật và lội ào ào xuống nước.
"Chị ơi! Anh ấy đi xa rồi - Mật đứng trên bờ ôm ngực khóc gọi - Đừng sang sông nữa, chị ơi".
Mật ngồi thụp xuống bờ cát ướt lạnh và bưng mặt nức nở cho đến tận khi chị nghe tiếng khỏa nước mệt mỏi vào bờ. Ân rét ướt nghiêng ngả bước lên bờ. Hai người đàn bà trẻ đứng im lặng trước nhau. Rồi cả hai lao vào ôm lấy nhau nức nở. Gió sông như ấm hơn thổi dạt dào qua bãi về phía chân đê. Và đâu đó thoảng mùi cỏ lên mầm hăng hăng.
Tết năm ấy, Ân và Mật vẫn lặng lẽ gói nhiều bánh. Nhưng Tết năm ấy, cả hai người lính của họ vẫn không về. Sang giêng, hai người đàn bà mấy lần mang bánh luộc lại và mấy lần nhìn nhau khóc.
Mấy năm sau ngày hòa bình lập lại. Mật nhận được báo tử chồng. Nhưng Tết đến họ vẫn gói nhiều bánh. Trong mơ chị vẫn thấy người lính trở về. Và tỉnh giấc vẫn rụt rè đặt tay lên bụng mình và thấy khang khác. Nhiều lần Ân khuyên Mật nhận lời lấy một người đàn ông nào đó. Những lần như thế, Mật chỉ nở một nụ cười xa xăm và ngơ ngác như một nụ cười của một người vừa thức giấc trong giấc ngủ trưa. Và sau đó thì Mật nói với Ân: "Bao giờ anh Bấc về với chị thì em đi lấy chồng".
Đợi lâu không thấy bà lão Mật về, bà lão Ân sốt ruột ra đầu ngõ hướng xuống sông gọi:
- Bà Mật ơi! Bà Mật.
- Tôi về đây.
- Đã bảo đêm hôm rồi còn mò xuống - bà lão Ân cằn nhằn - Già rồi còn thích làm tội thân, tội mình.
Nói vậy nhưng bà lão Ân vẫn đứng lại đợi cho đến khi bà lão Mật lên đến đầu ngõ.
- Vào đi ngủ thôi bà ạ - Bà lão Ân nói - Tôi đau hết cả lưng rồi.
Gian nhà nhỏ trong đêm như rộng mênh mông. Hai bà lão nằm quay lưng vào nhau và thỉnh thoảng lại khúc khắc ho.
(...)
-----------
Nguồn: VOV
Tác giả: Nguyễn Quang Thiều
Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"
Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.
Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"
Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.
"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc
Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.
“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong
Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.
“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây
Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.
Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức
Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...
"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất
Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.
“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt
Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.
Nghe Nhiều Nhất
- Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở...
- Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn...
- Gia đình sa sút đôi khi bởi người trong nhà...
- Chúng ta đơn độc đến và đi khỏi cuộc đời...
- Vì sao một số đàn ông coi nhẹ gia đình,...
- 4 đặc điểm độc đáo khiến phụ nữ trung niên...
- Người khôn ngoan thừa biết: Muốn lòng nhẹ gánh, cần...
- 7 phẩm chất tuyệt vời của bạn trai lý tưởng,...
- 4 phúc khí lớn nhất trong đời: Nhiều người đang...
- Top 5 cung hoàng đạo giàu nứt vách ở độ...