Hành trình 6 ngày 5 đêm ở Bhutan - "thiên đường hạnh phúc chốn hạ giới" của 4 cô gái Việt Phần 1
Cảnh quan, sự thân thiện và giản đơn trong lối sống hàng ngày của người Bhutan đã mang đến cho 4 cô gái Việt Nam rất nhiều kỉ niệm khó quên.
Ai cũng bảo đi du lịch Bhutan thật khó. Nhưng với cảnh sắc thiên nhiên của thiên đường chốn hạ giới, sự thân thiện và đơn giản trong lối sống hàng ngày của người Bhutan chắc chắn sẽ khiến những ai từng đặt chân sẽ nhớ mãi không quên. Du lịch Bhutan khó đi hơn các nước khác, nhưng không phải là không đến được. Sau đây là một số trải nghiệm của 4 cô gái Việt với hành trình 6 ngày 5 đêm ở Bhutan, RadioMe xin chia sẻ đến các bạn nhé!
Đi du lịch Bhutan có khó không?
Câu trả lời là: Không, nhưng việc xin visa tự túc tới nước này là chuyện bất khả thi. Ngoại trừ người Ấn, Bangladesh và Maldives được miễn visa, còn lại khách nước ngoài muốn tới Bhutan, buộc phải mua tour của công ty du lịch do Bhutan quản lý với chi phí dao động từ 200 - 250 đôla (hơn 4-5 triệu đồng)/ ngày, tùy thời điểm trong năm. Sau khi thanh toán đủ tiền tour, bạn sẽ nhận visa điện tử qua email sau khoảng một ngày. Chi phí trên đã bao gồm vé máy bay khứ hồi Bangkok-Paro, khách sạn, các bữa ăn… nên khi đặt chân xuống Paro, mọi lo liệu chúng tôi đều giao phó hết cho Younten Jamtsho và Sonam Yoezer - hai anh chàng hướng dẫn viên điển trai người bản địa.
Trước ngày đi, ứng dụng thời tiết trên iPhone cập nhật dự báo nhiệt độ từ 9 đến 15 độ, trời mưa và có dông nguyên tuần ở các thành phố chúng tôi sẽ đến. Nhưng khi đặt chân tới Paro mới thấy dự đoán hoàn toàn sai toét. Bầu trời nơi đây xanh ngọc, mây trắng xốp, nắng nhẹ, thật chẳng khác nào đang ở Đà Lạt.
Suốt hành trình, thỉnh thoảng chúng tôi gặp một vài cơn mưa nhỏ, nhưng nhanh tạnh, trời đẹp và mát mẻ. Mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2) cũng là mùa thấp điểm du lịch, thời tiết xuống tới -2 độ nhưng bù lại bạn sẽ có dịp ngắm tuyết phủ trên những đỉnh núi Himalaya. Cao điểm du lịch ở Bhutan rơi vào mùa Xuân (từ tháng 4 đến tháng 6) khi tuyết đã tan, còn hoa trong các thung lũng nở rộ, và vào mùa Thu (tháng 9 đến tháng 11) lúc thời tiết khô ráo, dễ dàng ngắm nhìn những dãy núi cao và sắc lá vàng, đỏ nhuộm màu trong thung lũng.
Đến đây, cũng xin nói thêm rằng đồi núi là đặc sản ở xứ sở này. Bhutan nằm hoàn toàn trong lục địa, trên dãy Himalaya nên nhìn đâu cũng thấy đồi núi trùng trùng. Thậm chí, không khí và cảnh vật nơi đây còn khiến chúng tôi liên tưởng là mình đang ở Sa Pa, Đà Lạt hay ở Hà Giang, chứ không phải cách nhà hàng ngàn cây số.
Lên đỉnh núi cao cách trời ba thước…
Nằm cách mặt nước biển 2.300m, Paro là thành phố duy nhất có sân bay ở Bhutan. Bữa trưa đầu tiên trong một nhà hàng địa phương, mấy vị khách chúng tôi chưa quen với độ cao nên đôi lúc cảm thấy cảnh vật chao đảo, tưởng chừng như nhà hàng đang nghiêng (vì dựng trên triền núi). Những cảm nhận này chỉ thoáng xảy trong những tiếng đầu chúng tôi mới đến, và nhanh chóng tan đi sau bữa trưa, khi cơ thể đã kịp thích ứng với miền đất mới.
Vì quên khuấy chuyện đổi tiền sang đồng Nu bản địa ở sân bay nên sau bữa ăn, Jamtsho dẫn chúng tôi đến ngân hàng địa phương. Vì chưa hình dung được trị giá đồng tiền ở nơi đây, nên cả bọn quyết định đổi trước mỗi người 100 đô. Và khi nhìn thấy cô bạn đi cùng mang về những cọc tiền Nu, bọn tôi nhìn nhau thốt lên rằng: “Ôi, ở đây chúng mình là người giàu!!!”.
Dĩ nhiên đó chỉ là một câu nói đùa, nhưng sự thật là số tiền mua sắm của chúng tôi trong cả chuyến đi chỉ hết khoảng 2,3 - 3 triệu đồng mỗi người, chủ yếu là mua đồ lưu niệm, khăn dệt, trang sức bohemian… Đa phần vật phẩm lưu niệm ở Bhutan có giá cả phải chăng, tuy nhiên những bức họa vẽ tay hình mandala lại có giá rất đắt, từ vài trăm đến hàng nghìn đôla.
Một khi đã đến Paro thì Tiger’s Nest là một địa điểm bạn không thể bỏ qua. Nằm ở độ cao hơn 3.000m, cheo leo bên vách đá, nhìn xuống thung lũng Paro, Tiger’s Nest (còn có tên gọi khác là tu viện Paro Taktsang, có nghĩa là “Hang Cọp”) là một địa điểm linh thiêng ở Bhutan. Chúng tôi quyết định leo Tiger’s Nest ngay trong ngày thứ hai của hành trình, khi mọi người đều đang sung sức và đầy háo hức, thay vì nghe theo lời gợi ý trekking Tiger’s Nest vào ngày cuối cùng của các tour du lịch.
Chênh lệch độ cao từ chân núi đến Tiger’s Nest chỉ khoảng 900m, nhưng chúng tôi mất hơn bốn tiếng leo bộ trên những cung đường đất ven theo các ngọn núi, hết từ ngọn núi này sang tới ngọn núi khác. Nếu không sẵn sàng leo bộ, bạn có thể thuê ngựa chở lên núi, nhưng khi xuống, tất cả đều phải đi bộ (khoảng hai tiếng). Nhưng cho dù bạn chinh phục bằng Tiger’s Nest bằng cách nào thì đó đều là những trải nghiệm đáng nhớ, khi được phóng tầm mắt nhìn xuống thung lũng Paro xinh đẹp nằm phía xa xa, đi trong rừng thông ngút ngàn và đặt chân vào chốn linh thiêng trong tu viện Tiger’s Nest.
Đặc biệt, ở Bhutan tôi thấy các nhà sư thường sẽ rót nước ban phước vào hai lòng bàn tay của khách thập phương sau khi họ lễ Phật. Người khách sẽ cúi xuống, chạm lưỡi vào nước trong lòng bàn tay mình và sau đó dùng chỗ nước còn lại để vuốt lên tóc.
Đường đi tuy mệt nhọc, nhưng chúng tôi nhanh chóng lấy lại năng lượng khi thấy những sạp hàng lưu niệm bắt mắt nằm dưới chân núi. Đây cũng là nơi chúng tôi mua được nhiều món hời, so với giá cả ở chợ cuối tuần và khu buôn bán ở Thimphu.
-----------------
• Nguồn: Theo Khám Phá
• Thực hiện: Trà My, Phương Anh
Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn
Ước gì mình biết những điều này trước khi đến Dubai
Bạn nghĩ mình đã biết đủ về Dubai, nhưng điểm đến nào cũng mang trong nó vô số bất ngờ dành cho du khách. Đôi khi đó là điều thú vị, nhưng đôi khi bạn sẽ vô tình bỏ lỡ nếu không biết trước.
Từ A-Z những thứ cần phải làm để trải nghiệm được hết sự hay ho của Vũng Tàu!
4 đứa lên đường đến Bà Rịa - Vũng Tàu để cố tìm lại những kỷ niệm thật đẹp của tuổi trẻ và khám phá lại vùng đất có cũ, có quen.
Vượt “sống lưng khủng long” trek mốc 1305 như dân phượt chuyên nghiệp
Để chạm tay vào cột mốc thiên đường 1305 trên cung đường biên giới Bình Liêu, phượt thủ băng qua đập tràn, trek giữa những đỉnh núi cao; cỏ tranh sắc như dao.
Ladakh - "Tiểu Tây Tạng" của Ấn Độ: Đừng đến nếu bạn thích an nhàn!
Từ lâu Ladakh vẫn được mệnh danh là "Tiểu Tây Tạng" của Ấn Độ vì vẻ đẹp hùng vĩ đến choáng ngợp với những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, bao quanh là bạt ngàn những gợn mây che phủ tạo nên một khung cảnh nửa thực nửa mơ.
6 lý do nhất định phải nắm tay cùng người ấy tới Sapa 1 lần trong năm!
Sapa có gì nhỉ? Chả biết nữa, chỉ biết là Sapa sắp trở thành một nơi giống như Hội An, có nghĩa là 1 năm ít nhất phải đi 1 lần...
Nhật Bản: Đi vài lần không chán, đến vạn lần vẫn mê
Một lần, hai lần hay nhiều lần đến Nhật Bản dường như vẫn không là đủ để du khách có thể khám phá hết được cái hay, cái đẹp của đất nước "mặt trời mọc".
Linh Quy Pháp Ấn - Lạc bước giữa chốn bồng lai
Chùa Linh Quy Pháp Ấn ẩn mình ở xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng khiến bao du khách mê mẩn với vẻ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh.
Khách du lịch thích ăn gì nhất ở Đông Nam Á
Một trong những lý do khu vực Đông Nam Á ngày càng thu hút nhiều khách du chắc chắn là nền ẩm thực độc đáo và thú vị. Vậy, du khách ưa chuộng món ăn nào nhất khi đến đây?
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...