Kiều hối về Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi giá dầu giảm

20-04-2016
  0   1271

Theo báo cáo này, khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) đang chiếm hơn 40% tổng lượng kiều hối toàn cầu và là khu vực có lợi nhất trên thế giới từ kiều hối. Tuy nhiên, phần lớn lượng kiều hối này lại đến từ các nước sản xuất dầu thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), vốn đang chịu thiệt hại do giá dầu liên tiếp giảm, khiến kiều hối của một số nước châu Á giảm theo.

Theo phân tích của Moody’s, những đợt giá dầu giảm trước đây có tác động rất ít và ngắn hạn lên kiều hối của các nước châu Á. Tuy nhiên, lần này sự sụt giảm mạnh và kéo dài của giá dầu cùng với việc thắt chặt tài khóa ở nhiều nước xuất khẩu dầu có thể ảnh hưởng xấu đến thu nhập của những người lao động nhập cư, từ đó tác động đến dòng kiều hối.

Báo cáo này cũng cho biết, 6 nước phụ thuộc nhiều vào kiều hối là Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam. Kiều hối chiếm khoảng 3%-10% GDP, tương đương khoảng 22% - 188% dự trữ ngoại hối của 6 nền kinh tế này. Tuy nhiên, riêng đối với Philippines và Việt Nam, do nguồn kiều hối của hai nước này khá đa dạng, đến từ nhiều nước khác nhau, do đó mức giảm kiều hối do những tác động trên có thể cũng sẽ nhẹ hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam nhận kiều hối chủ yếu từ Mỹ (chiếm 57% lượng kiều hối về Việt Nam) nên có thể giúp giảm bớt phần nào sự sụt giảm kiều hối từ GCC, nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn TPHCM trong quý 1-2016 đạt khoảng 1,15 tỷ USD. So với cùng kỳ, lượng kiều hối này ở mức ổn định chứ chưa có sự bứt phá. Lý do là người gửi tiền đang có động thái thăm dò trước việc Ngân hàng Nhà nước có một số thay đổi chính sách trong thời gian gần đây như điều hành theo tỷ giá trung tâm, giảm lãi suất huy động USD xuống mức 0%... nên họ đang có quyết định rót vốn vào kênh đầu tư nào.

Theo VOV

Youtube

Facebook Fanpage

1