Kinh thành Huế và tuyến phòng thủ từ xa
07-09-2016
0
275
Tháng 9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công thành Đà Nẵng với mục tiêu đánh thẳng vào kinh thành Huế. Tuy nhiên, kế hoạch này bị thất bại.
Tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công thành Đà Nẵng với mục tiêu đánh thẳng vào kinh thành Huế… Tuy nhiên, kế hoạch này bị thất bại. Họ đã không thể vượt qua được cụm phòng thủ Hải Vân.
Hệ thống phòng thủ của kinh thành Huế cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều bí ẩn chưa được giải mã. Bà Lê Thị Toán, một nhà nghiên cứu đã dành nhiều năm để tìm hiểu vấn đề này.Trên con đường thiên lý Bắc Nam, Huế nằm ở giữa 2 bức tường thành tự nhiên là đèo Ngang ở phía bắc và đèo Hải Vân ở phía Nam, tựa lưng vào dãy Trường Sơn, nhìn thẳng ra biển đông với địa hình hẹp nhưng đa dạng núi đồi, đồng bằng, đầm phá. Đặc điểm đó làm cho Huế phong phú về diện mạo, tạo nên bức tranh phong cảnh kỳ vĩ, đồng thời cũng là lợi thế tự nhiên trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ kinh đô của triều Nguyễn.
Kinh thành Huế được xây dựng trong 27 năm từ năm 1805 và hoàn thiện vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Đây vừa là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị … vừa là một căn cứ quân sự tối quan trọng dưới triều Nguyễn. Kinh thành có diện tích 520 ha và chu vi gần 10.000m, được xây dựng với kiến trúc 3 vòng thành bao gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Đây được xem là 1 trong những thành quân sự kiên cố nhất châu Á thời kỳ đó.Kinh thành Huế được xây dựng theo kiểu Vauban (Vô băng), một kiến trúc thành quân sự khá phổ biến ở phương tây lúc bấy giờ.
Ngay từ lúc thiết kế tuyến phòng thủ trung tâm, triều Nguyễn đã tính toán trước những phươngán mà quân đối phương có thể tấn công. Để vào được bên trong kinh thành, cần phải vượt qua nhiều chướng ngại bằng đường thủy, đường bộ và hệ thống pháo đài của kinh thành. Vòng bảo vệ ngoài cùng là hộ thành hà. Đầu tiên, sông Hương chính là lớp bảo vệ tự nhiên ở mặt nam kinh thành. Năm 1805, vua Gia Long cho đào 3 con sông ở các mặt còn lại tạo thành tuyến phòng thủ bao quanh 4 mặt kinh thành dài 12 km. Đây là sông Đông Ba ở mặt đông của kinh thành. Mục đích cho đào Hộ Thành Hà nhằm tạo tuyến phòng thủ đường thuỷ ngăn chặn bộ binh đối phương vượt qua để vào kinh thành.Kế tiếp là 1 lớp hộ thành đắp bằng đất, chính là đường phố xung quanh kinh thành ngày nay. Đây là phần đất tính từ sát bờ sông cho đến các hào nước bên trong. Chướng ngại tiếp theo là Hộ Thành Hào. Đây hệ thống hào nước chạy xung quanh 4 mặt kinh thành. Theo sách Đại Nam thực lục, các hào này có mực nước sâu trung bình là 1,5m. Nếu không vượt qua hệ thống Hộ thành hào, quân đối phương có thể đi qua những chiếc cầu đá dẫn vào cổng kinh thành. Tuy nhiên, những chiếc cầu này có diện tích hẹp, hạn chế số lượng người đi qua.
Sự quan tâm đặc biệt cho hoạt động quân sự của các vị vua Triều Nguyễn còn được thể hiện ở cửu đỉnh đặt trước sân Thái Miếu, nơi tập hợp những hoạ tiết thể hiện bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhât thời nhà Nguyễn. Có rất nhiều hình ảnh về quân sự được thể hiện trên cửu đỉnh, trong đó Thuận An Hải Khẩu… và Hải Vân Quan thuộc hệ thống phòng thủ từ xa của kinh thành Huế.
Trong tuyến phòng thủ đường bộ, Huế được bảo vệ bởi 2 tấm lá chắn là đèo Ngang ở phía bắc và đèo Hải Vân ở phía Nam.
Hải Vân quan nằm cách kinh thành Huế 90km, Đèo Hải Vân, là ranh giới tự nhiên của Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng,. Đây là những lô cốt của người Pháp xây dựng sau này.Trong suốt chiều dài lịch sử triều Nguyễn, quan ải nổi tiếng hiểm trở này được xem là cửa ngõ mặt nam của kinh thành Huế. Từ đây có thể bao quát cả 1 vùng biển Đông, bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng và 1 phần của Thừa Thiên Huế. Ngày nay, nơi đây đã trở thành 1 địa điểm thu hút nhiều khách du lịch. Trên đỉnh đèo Hải Vân hiện vẫn còn dấu vết của Hải Vân Quan.Tại đây vẫn còn tấm biển bằng đá trên cửa sau đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” nghĩa là cửa ải hung vĩ bậc nhất trong thiên hạ. Còn cửa trước là tấm biển đề ba chữ Hải Vân Quan. Từ thông tin trên 2 tấm biển này, có thể biết Hải Vân Quan được xây dựng vào năm 1826 (tức năm Minh Mạng thứ 7). Tuy vậy, bức tường thành của Hải Vân Quan thì không còn nữa.
Thời đó, người ta không thể đi qua đèo mà không có phép của quan trấn thủ Hải Vân.. Bởi triều đình sau đó đã cho xoá sổ tất cả những con đường khác đi qua đèo, cấm cả thuyền bè trên biển, biến Hải Vân Quan thành con đường độc đạo. Mãi sau này, người ta mới xây con đường qua lại khu vực này. Chính vì xác định được vị trí chiến lược của núi Hải Vân mà các vị vua triều Nguyễn đã ra sức củng cố địa bàn này nhằm quản lý chặt chẽ hơn và biến nó trở thành một cứ điểm mạnh trong hệ thống phòng thủ quanh kinh đô Huế.
Năm 1859, sách đại nam thực lục cho biết: quân Pháp “chiếm giữ đồn Chân Sảng, đường ải Hải Vân bị nghẽn vua sai thống chế Nguyễn Trọng Thao sung chức đề đốc quân vụ, đem phó vệ úy là Nguyễn Hợp, quản cơ là Phạm Tân mang 300 lính Tuyển phong đi chống đánh”. Như vậy thời điểm đó chiến tranh đã nổ ra ở núi Chân Sảng, thuộc địa phận dãy Hải Vân; và thành lũy cao điểm Hải Vân trở thành tiền đồn, điểm tập kết quân đội chặn giặc tiến vào kinh đô, góp phần đánh lui quân Pháp ra khỏi Đà Nẵng. Việc phòng thủ kinh đô ở phía Nam không chỉ có Hải Vân Quan. Hệ thống này trải dài từ đây cho đến Lăng Cô ở dưới chân đèo. Vị thế của Hải Vân đặc biệt quạn trọng trong thế liên hoàn chiến lược với các cửa biển khác của kinh đô. Với lợi thế quan trọng này, tại Hải Vân Quan, triều đình cho trang bị ống nhòm để quan sát cả khu vực hải phận rộng lớn, nếu thấy thuyền lạ xâm nhập hải phận sẽ kịp thời cấp báo về kinh thành.
-----------------
• Nguồn: Theo KPVN
• Thực hiện: Trà My, Hoàng Dương
Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- Đây là 5 tâm thái thường có của những người...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...