Ma hốc củi - Phần 2

Thể hiện : Nhím Xù,Kún
Tác giả : Truyện ngắn hay
05-09-2017
  0   5890

Đến sáng, bà Chắn vẫn đang trong tình trạng mơ mơ màng màng. Khi tia nắng mai đầu tiên chiếu rọi xuống, là bà Chắn đã ngồi dây và thu lượm lại hết chỗ củi còn thừa lại đêm qua để đem về nhà. Chỉ qua một đêm thôi mà số lượng củi bà Chắn đốt mất đã kha khá. Bà đang nghĩ ngợi xem mình có nên quay lại rừng nứa một lần nữa để lấy thêm củi. Nhưng khi bà bước ra khỏi căn chòi, bước xuống mặt đất thì bà đã nom thấy có một gánh củi sẵn ở đó dựa sát vào mép chòi.

 

Bà Chắn reo lên:

 

- May mắn cho tôi rồi!

 

Bà không nghĩ ngợi liền đem bó củi đó hợp với bó củi của mình, tạo thành một bó lớn. Bà địu gánh củi trên lưng rồi phăm phăm bước theo lối đường mòn ở sườn đồi về bản.

 

Dẫu vậy, bà Chắn chẳng biết rằng, ngay từ cái lúc ấy, bà đã vô tình đem về nhà một thứ sinh vật huyền bí, một loài ma rừng ám ảnh gia đình bà trong suốt một thời gian dài.

 

...

 

Bóng dáng bà Chắn lẩn khuất ở đầu con đường mòn tiến vào bản Cọ. Một cái thân người nhỏ thó chạy nhanh thoăn thoắt từ trong một căn nhà gỗ, chạy về phía bà Chắn reo lên nói:

 

- A bà về, bà có bắt được con chim nào cho cháu không? Con chim rừng?

 

Thân người ấy chính là đứa cháu gái của bà Chắn, nó tên A Nụ. A Nụ nhiều lần cứ nhắc đi nhắc lại với bà Chắn, dặn bà đi rừng là nếu bắt được chim rừng ngủ gật thì phải đem về cho nó. Nó lần nào cũng vậy, chỉ cần bà Chắn đi về từ đầu bản là nó sẽ đem chuyện này ra để hỏi trước tiên. A Nụ thích mấy con chim cu gáy, mấy con sáo đá...

 

Bà Chắn mỉm cười, xoa đầu A Nụ rồi nói:

 

- Bà không bắt được con chim rừng nào cháu à, nhưng sâu nứa thì chắc có.

 

Bà Chắn nói xong thì liền trỏ vào một đám nứa còn non xanh, lẫn trong đám củi khô mà bà mang về. Ở trong đám nứa non xanh ấy, thường hay có một loài sâu trắng rất lành, có thể ăn được. Sâu trắng vừa bổ vừa ngậy nên ai cũng thích.

 

A Nụ đang buồn rầu vì bà Chắn nói không bắt được chim ngủ gật, mà nghe đến sâu nứa thì liền tươi tỉnh ngay. Nó reo lên:

 

- Thích quá, lần nào bà đi rừng về cháu cũng được ăn sâu nứa. Sâu nứa rừng bản cọ mình là tuyệt nhất!

 

Đứa trẻ tung hô liền hồi, bà Chắn cũng gật gù rồi lật đật chui vào nhà đặt gánh củi xuống đất. Rồi lọc ra những cây nứa xanh non mơn mởn. Bắt đầu chẻ nứa tách đốt nứa để tìm sâu. Những con sâu nứa trắng ngà, trốn trong hốc nứa, ngọ nguậy qua lại liên hồi. Chúng chỉ ăn nứa nên cũng có một mùi thơm rất đặc trưng. A Nụ chẳng chờ chế biến, mà vừa thấy một con sâu nứa được bóc tách ra từ tay bà Chắn là đã bỏ tót con sâu đó vào trong miệng, mắt lim dim như đang hưởng thụ một thứ cao lương mỹ vị nào đó vậy.

 

Đang trong lúc tách nứa lấy sâu cho A Nụ ăn, thì từ phía cánh cổng tre ngoài vườn, có tiếng huyên náo rộn quanh. Tiếng chó sủa râm ran nhiễu loạn như đang tức tối một điều gì đó cứ vang đều. Một cái dáng người cứ hao hao cao gầy dần xuất hiện, đi đứng loạng choạng, tay cầm cái tẩu thuốc đang không ngừng rít nhả ra khói trắng.

 

Người đó chính là A Sầu, là con rể của bà Chắn. Cả nhà A Sầu đã mất vì trận bệnh dịch, chỉ còn mỗi hắn còn sống. Nên sau khi lấy vợ thì hắn không ở nhà, mà cũng chuyển đến nhà vợ ở luôn.

 

Vợ A Sầu là Mủa Lý, cũng là con gái bà Chắn, là em gái A Sinh. Mủa Lý đảm người mà A Sầu ngày trước cũng nổi tiếng là người săn giỏi. Cả hai người vốn là một đôi tình lữ rất đẹp mà nhiều người đều ngưỡng mộ trong bản. Chỉ là sau này, A Sầu đi xa nhiều nên bị dụ dỗ vào thuốc phiện. Từ một người khỏe mạnh đầy sức vóc, A Sầu giờ này chỉ còn lại cái vóc người khô cong không còn sức sống.

 

A Sầu lúc nào cũng cầm chặt khư khư cái tẩu thuốc. Hắn giờ không đi trồng lúa nữa, mà chỉ trồng thuốc phiện để hút. Thi thoảng thì lên rẫy để trích lấy nhựa đem bán xong lại về. Tiền bán nhựa cây thuốc phiện, A Sầu để vào bài bạc với bọn lêu lổng trong bản hết.

 

Thế nhưng mặc dù A Sầu không bao giờ chăm lo đến gia đình, không làm nương làm rẫy cùng vợ, mà chỉ chăm chăm tối ngày hút thuốc phiện bài bạc. Hắn cũng không bao giờ lấy từ nhà một xu, cho dù là thứ đồ thứ đạc gì của nhà vợ hắn vẫn để nguyên vẹn, đủ thấy hắn vẫn còn nhân tính. Ngay cả cái đồng bạc trắng là lễ bà Chắn tặng hắn khi hắn về nhà vợ ở rể, vốn là của hắn, mà hắn bài bạc cũng không dám lấy đến.

 

Thấy A Sầu chếnh choáng bước về nhà, bà Chắn lập tức thúc giục A Nụ vào nhà lấy giúp hắn chút nước cho hắn uống. Giờ này Mủa Lý không có ở nhà, và đã lên nương, phải đến tối mới về.

 

A Nụ chạy ra đưa cho A Sầu cái gáo nước lạnh. A Sầu uống ực một hơi hết sạch, rồi lại chui vào trong nhà nằm lên giường ngủ say như chết. Bà Chắn tách hết đám nứa non xong, lại đem củi xếp gần khoanh bếp. Rồi nhanh chóng đi làm những việc lặt vặt trong nhà, trưa đến thì nấu cơm cho A Nụ ăn.

 

Tối đến, khi trời mới nhá nhem mỡ gà là đã thấy cái bóng dáng Mủa Lý thoăn thoắt xuất hiện ở đầu bản. Độ đâu năm phút sau, cả A Sinh cũng xuất hiện, sau lưng anh là vợ của mình. Vợ A Sinh là Mủa Tình, là người cùng bản Cọ. Mấy năm trước vì để cưới Mủa Tình, A Sinh đã phải bán con lợn duy nhất trong nhà để thách cưới mới lấy được Mủa Tình.

 

Mủa Tình đảm đang tháo vát lắm, lại hay buôn ở chợ huyện nên cũng có nhiều tiền. Mà A Sinh cũng đi làm thuê ở huyện, thành ra trong bản thì gia đình A Sinh là gia đình có nề nếp và tính ra là có của nhất.

 

Thấy bố mẹ và cô về, A Nụ vui lắm. Tối ấy cứ tíu tít như con chim họa mi nói suốt đêm. A Sinh nhìn con thì chỉ cười và xoa đầu, nhớ lại hồi bé A Sinh cũng ngây thơ như vậy. Nhưng lớn rồi thì có nhiều chuyện phải suy nghĩ, cũng không còn được hồn nhiên như con trẻ nữa.

 

Thấy A Sầu vẫn đang ngủ, A Sinh không tiện đánh thức hắn ta dậy. Cả nhà chỉ ăn cơm cho nhanh xong rồi đóng cửa cài then đi ngủ sớm.

 

Hôm nay đã bắt đầu vào mùa xuân, ngày mai trong bản sẽ tổ chức rất nhiều trò chơi vui để chào đón mùa xuân. Chính vì lý do ấy nên Mủa Tình và A Sinh mới đồng thời về nhà vào lúc này.

 

 

Khi đến giữa buổi đêm, những người trong nhà đều đã ngủ say hết thì A Sầu chợt tỉnh lại. Hắn bỗng khát nước, khát một cách ghê gớm và cảm thấy rất đói.

 

Biết hắn thường hay thức dậy vào lúc khuya, nên Mủa Lý đã để phần sẵn cơm nắm cho hắn ở dưới bếp. A Sầu theo thói quen lại chạy xuống bếp để ăn cơm, gã vừa uống nước vừa ăn cơm mà nhai nhóm nhém rất đắc ý.

 

Ăn xong, cơn thèm thuốc của hắn chợt ập đến. A Sầu nghĩ ngay đến cái tẩu hút thuốc của mình. Hắn mon men tới gần cái giường lúc trước hắn nằm, cái giường trơ trọi chẳng có một thứ gì mà chỉ có duy nhất một cái gối. A Sầu mò ở dưới gối cố tìm cái tẩu thuốc, nhưng lạ thay là hắn tìm mãi tìm mãi mà chẳng thấy cái tẩu thuốc của hắn đâu cả. Cái tẩu thuốc của hắn đã đi đâu mất rồi? Hắn tự hỏi mình như vậy.

 

A Sầu cố tìm đi tìm lại thêm một lần nữa. Sau cùng gã cũng chẳng tìm được, cơn thèm thuốc lại ập đến khiến A Sầu mụ mị, hắn gào rú kêu lên:

 

- Trời ơi, nó lấy mất cái tẩu của tôi rồi!

 

Tiếng A Sầu vang thất thanh giữa đêm, kêu gào thảm thiết cứ như ai đang đánh đập gã, miệng gã thì cứ trào ra thứ nước rãi mà không sao ngừng lại được.

 

Tiếng kêu gào rú của gã, dường như ngay lập tức đánh động khiến cho A Sinh, Mủa Tình, Mủa Lý đồng loạt thức dậy. Bà Chắn cũng cố dụi mắt nghển cổ lên nhìn xem có chuyện gì xảy ra.

 

A Sinh đi xuống giường, mở to mắt cho tỉnh táo, đi đến trước mặt A Sầu mà gặng hỏi:

 

- A Sầu, mày làm sao thế?

 

A Sầu khóc hết nước mắt rãi bày nói:

 

- Nó lấy mất cái tẩu của tôi rồi, cái tẩu tôi mất hai mùa nương trồng thuốc phiện thì mới mua được, giờ cũng đã mất rồi, quân ác độc.

 

A Sầu vừa nói vừa gào lên, còn gào thẳng vào mặt A Sinh cứ như khẳng định A Sinh chính là kẻ đã trộm mất cái tẩu thuốc của mình.

 

A Sinh hơi tỏ vẻ tức giận nhưng vẫn bình tĩnh nói:

 

- Mày im mồm đi, chắc nó chỉ ở quanh đây thôi. Mày tìm kĩ đi rồi sẽ thấy!

 

A Sầu lắc đầu nói:

 

- Không tìm thấy đâu, không tìm thấy đâu. Nhất định là con Mủa Lý nó muốn tôi bỏ thuốc phiện nên đốt mất cái tẩu của tôi rồi!

 

A Sầu nói xong liền vùng vằng đứng dậy, xông thẳng vào trong nhà túm lấy áo Mủa Lý rồi quát lên:

 

- Cô nói đi, có phải là cô đã đốt mất cái tẩu của tôi rồi hay không?

 

Mủa Lý hoảng sợ xua tay nước mắt rơi đầy mặt không nói được câu nào, cũng không biết trả lời sao cho vừa lòng A Sầu. Đang trong lúc A Sầu quát nạt tra hỏi vợ như thế, thì chợt một tiếng thét thất thanh khác kêu lên:

 

- Trời ơi, tiền của tôi!

 

A Sinh nghe ra đó chính là tiếng của Mủa Tình, liền chạy vào trong nhà đến nơi Mủa Tình nằm. Thì thấy nét mặt cho đang thảng thốt, vẻ mặt xám ngắt. Một tay cô sờ dưới gối, tay còn lại loạng choạng như đang muốn tìm thứ gì đó khắp nơi.

 

A Sinh vội vàng hỏi:

 

- Mủa Tình, tiền làm sao rồi?

 

Mủa Tình lúc này cũng rơi nước mắt nói:

 

- Hơn mười triệu em để dưới gối, để sang xuân nhà mình mua xe máy, giờ cũng mất rồi!

 

A Sinh khi này mặt cắt không còn giọt máu, nét mặt sa sầm quay sang nhìn A Sầu gào lên:

 

- Mày im ngay đi, tao cũng bị mất tiền đây. Cái tẩu thuốc của mày có bằng mười triệu của tao không?

 

Thế nhưng A Sầu vẫn không dừng lại, vẫn cứ tra hỏi Mủa Lý không dứt. Mủa Tình khóc nức nở, một lát sau vẻ mặt chợt chuyển oán độc nói với A Sinh:

 

- Thôi rồi, nhất định là thằng A Sầu nó lấy tiền, nó đem đi đánh bạc hết. Nó giả vờ làm mất cái tẩu thuốc để mình không nghi ngờ gì đấy thôi.

 

A Sinh nghe Mủa Tình nói như thế thì cũng cảm thấy có lý, anh liền đi tới gần A Sầu, xốc cổ áo hắn lên và quát:

 

- Tiền của tao đâu?

 

A Sầu sức yếu như con mèo hen, bắt nạt Mủa Lý thì còn được. Chứ còn như A Sinh làm việc nặng cả ngày lại cơ bắp cuồn cuộn thế kia thì gã không sao chống nổi. Bởi thế cho nên khi nãy gã nghi là có người trong nhà lấy cái tẩu của gã, nhưng cũng chẳng dám động nói đến là A Sinh, là Mủa Tình, mà chỉ dám động đến vợ gã là Mủa Lý mà thôi.

 

A Sầu khúm núm run giọng nói:

 

- Tiền nào, tôi nào có biết anh chị có tiền nào. Sao lại hỏi tôi? Tôi cũng đang chết giở vì bị mất cái tẩu thuốc đây!

 

A Sinh vung một cú đấm như trời giáng vào mặt A Sầu, rồi ném gã xuống đất nói:

 

- Lời của con nghiện mà cũng đáng tin hay sao? Nhất định là mày đã lấy trộm, rồi còn giả vờ làm mất tẩu. Giờ thì có đem tiền ra đây không, hay là chơi bạc hết rồi?

 

A Sầu suýt xoa thanh minh nói:

 

- Tôi vừa mới dậy, mà đêm nay anh chị mới về. Dù có biết là anh chị có tiền tôi cũng chẳng kịp tiêu, đời nào mà lấy trộm.

 

A Sinh khẳng định ngay:

 

- Thế thì nhất định là tiền vẫn còn ở trong nhà này rồi, mọi người tìm đi!

 

A Sinh nói xong liền hối thúc người nhà, lại đích thân xắn tay áo đi tìm khắp nhà. Mà đặc biệt là lại tìm kĩ chỗ mà A Sầu nằm, A Sinh khẳng định là chỉ có A Sầu lấy bọc tiền mà Mủa Tình giấu dưới gối. Mà tiền có hay để ở đâu thì chỉ có người trong nhà biết, A Sầu chính là kẻ đáng nghi nhất.

 

Mọi người hì hục lật tung khắp nhà lên, nhưng tìm mãi tìm mãi mà chẳng thấy gì cả. Mủa Tình thì từ lâu đã rũ hết cả người không còn thiết tha gì nữa. Mười triệu đó là số tiền cô tích góp cả năm trời để chờ đến dịp xuân này về bản, có thể sắm được xe máy cho chồng đi cho đỡ khổ, vậy mà giờ cũng mất.

 

Còn tiếp...

 

---------

 

Tác giả: Truyện ngắn hay

 

Thực hiện chương trình: Nhím Xù, Kún nhóm sản xuất RadioMe

 

Hãy cùng chia sẻ những tin bài hay và ý nghĩa với RadioMe qua địa chỉ hòm mail camxuc@i-com.vn các bạn nhé!

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 6

Người ta bảo rằng trong con người của Hường có một phần hồn của Xuyến. Và chính Xuyến chớ không phải Hường, mới là người cai quản sản nghiệp nhà họ Bành. Họ phải trả giá cho những tội ác từng gây ra.

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 5

Ả ta nghiến răng và thuận tay tung mạnh bà mẹ chồng lên cao như tung một quả bóng. Khi rơi xuống, thay vì rớt trên sàn nhà, bà Bành lạt bị vướng vào sợi dây giăng mùng. Bình thường sợi dây ấy chỉ đủ giăng chiếc mùng nhẹ tênh,...

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 4

Một tiếng thét vang lên, vừa lúc Minh Nguyệt lảo đảo, lui mấy bước. Trước mặt y thị không phải là con người hầu bình thường, mà là người với gương mặt trơ xương. Một chiếc đầu lâu trên thân mình bằng xương bằng thịt!

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 3

Tiếng kêu của nó vọng lên trong đêm trường, nghe thê lương, đau lòng... Nhưng trước sau gì cũng chẳng có ai đến cứu. Mặc dù trong ngôi nhà lớn đó lúc ấy có nhiều người nghe và hiểu chuyện, nhưng vì sợ uy quyền của vợ Hai Tường, nên...

Giọng đọc: Thu Trang

Nàng hầu trẻ - Phần 1

Năm đó xảy ra nạn đói tràn lan khắp nơi. Ngoại trừ những nhà giàu, còn hàng dân lao động bình thường đều khổ sở chạy tìm miếng ăn từng bữa mà cũng không đủ.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Quỷ

Truyền thuyết ma trùng - Phần 5

Đang lúc anh xoay người chuẩn bị tiếp tục bám theo gã đàn ông kia, thì bất chợt cả thân người gã ta lại lừ lừ quay lại.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Qủy

Truyền thuyết ma trùng - Phần 4

Hỡi ôi, cái gương mặt bà cụ sao có đôi mắt đen sì sì, miệng bà ta đang mở ra nhe răng nanh dài nhếch mép đầy kinh tởm.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Qủy

Truyền thuyết ma trùng - Phần 3

- Tôi nói các đồng chí ở trên huyện lại không tin, lại cho là dân Vũ Thôn chúng tôi mê tín, chứ quả thực là chuyện này có thật. Nó được để lại cái tục này từ thời cụ cố tôi kia, cho đến bây giờ thì cũng chưa...

Youtube

Facebook Fanpage

1