Người về từ đáy mộ - Phần 1

Thể hiện : VOV
Tác giả : Người khăn trắng
27-12-2016
  0   2135

Lão Ba cố hả miệng thều thào hỏi một cách đau đớn:

 

- Mày đầu độc tao hả? Đúng không? Mày đầu độc tao! Đồ quỷ cái!

 

Bà Ba gật đầu, đáp bằng một giọng thật lạnh lùng:

 

- Đúng vậy! Chính tôi đã đầu độc ông. Trước sau gì thì ông cũng chết, bác sĩ đã nói như vậy, chỉ còn vấn đề thời gian. Có thể một vài tháng, có thể một vài năm, và ông hiểu rằng tôi không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Mười lăm năm nhọc nhằn! Mười lăm năm quá nhiều điều cay đắng.

 

Lão Ba nghiến chặt hai hàm răng vì đau đớn nhưng cũng ráng gừ lên một tiếng chửi rủa như lão vẫn chửi rủa vợ lão mỗi ngày trong suốt mười lăm năm qua:

 

- Con khốn nạn! Rồi đây Trời sẽ phạt mày.

 

Bà Ba vẫn nói bằng giọng đều đều:

 

- Tôi đã có ý định đầu độc ông từ khi ông mới ngã bệnh. Bác sĩ nói tình trạng ông có thể sống lây lất thêm hàng năm nên tôi không thể nào chịu nổi. Tôi không còn muốn bị ông cứ đánh đập, chửi rủa mỗi ngày nữa.

 

Lão Ba vặn mình đau đớn, hai bàn tay lão nắm chặt lại chịu đựng. Là một người cứng rắn và mạnh mẽ, lão cố thu hết tàn lực, quát lớn:

 

- Tao sẽ trở về! Trở về từ đáy mộ... Hãy chờ đó con quỷ cái!

 

Nói xong lão kiệt lực, buông tay xuống, mồ hôi tháo ra như tắm, toàn thân run rẩy. Đột nhiên bà Ba ngẩng đầu lên nghe ngóng. Có tiếng xe gắn máy. Bà bước vội tới bên cửa sổ, nhìn ra ngoài lẩm bẩm:

 

- Sao ông bác sĩ hôm nay tới sớm quá vậy kìa?

 

Rồi bà bước tới bên gương, nhặt lấy chiếc khăn lông nằm dưới chân giường cuộn thành bó đè cứng vào mặt cho lão Ba ngột thở. Lão Ba cố sức vùng vẫy nhưng bà Ba còn đè nguyên người mình lên tấm khăn... chân tay lão Ba giật mạnh mấy cái rồi dần dần buông xuôi... Biết lão Ba đã tắt thở, bà Ba bèn đứng lên thở phào nhẹ nhõm.

 

Bà ném cái khăn lông lên lưng ghế trước khi bước ra mở cửa. Bà nói với ông bác sĩ vừa bước vào bằng một giọng điệu khá lạnh lùng:

 

- Ông ấy đã đi rồi sau khi bị bất tỉnh giống như mấy kỳ trước. Tụi nhỏ đi học hết nên tôi không biết làm sao kêu thầy. Nhưng dẫu sao tôi cũng mừng khi lão ấy không còn hành hạ tôi được nữa.

 

Vị bác sĩ lắc đầu tỏ vẻ thông cảm. Ngôi làng hẻo lánh này xem ra mọi người đều biết chuyện gia đình của nhau. Ông bác sĩ già đứng nhìn thi thể của lão Ba trước khi kéo cái mền phủ kín mặt lão rồi quay sang bà Ba:

 

- Hãy ngồi nghỉ ngơi một chút đi bà Ba. Đừng lo nghĩ gì thêm nhiều, để tôi cho ông Tám Tàng trại hòm hay trước khi nói với thầy giáo cho con Hoa và thằng Đực về ngay bây giờ. Bà Ba còn muốn kêu ai nữa không?

 

Bà Ba lắc đầu:

 

- Nhờ bác sĩ nói dùm với ông Tám Tàng tới đem lão ấy đi ngay giùm tôi. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Lão đi khuất mắt tôi sớm phút nào hai phút ấy. Tôi không muốn nhìn mặt lão thêm chút nào nữa.

 

Bà Ba nói tiếp bằng một giọng đầy cay đắng:

 

- Suốt đời lão ấy đã làm khổ tôi. Tôi thù ghét lão từ ngày phải về với lão. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Tôi sẽ khóa chặt căn phòng của lão ngay khi ông Tám Tàng đem lão đi. Tôi không bao giờ muốn nhìn thấy bên trong căn phòng đó nữa. Chỉ toàn là kỷ niệm đớn đau, những lời chửi rủa, hận thù. Tôi sẽ thiêu rụi căn phòng của lão nếu như căn nhà này không bị ảnh hưởng gì.

 

Rồi bà Ba ngồi xuống ghế ngước nhìn vị bác sĩ bằng đôi mắt lạnh lùng ráo hoảnh. Ông bác sĩ cũng ngồi nhìn bà Ba, nói bằng một giọng dịu dàng, thông cảm:

 

- Có lẽ bà đã quá mệt mỏi rồi. Để tôi về lấy chai thuốc bổ mang tới cho bà.

 

- Tôi không cần thuốc bổ. Cái chết của lão là liều thuốc bổ tốt nhất đối với tôi rồi...

 

Ông bác sĩ già gạt ngang:

 

- Thôi bà à, chúng ta không nên nói xấu người quá cố nữa. Ai cũng biết ông Ba luôn đối xử với bà ra sao rồi. Thôi để tôi giúp bà đi kêu ông Tám Tàng đây...

 

Chưa đầy nửa giờ sau, ông Tám Tàng và một thanh niên phụ việc đẩy xe ba gác mang theo một chiếc quan tài lớn tới. Bà Ba đứng ngay cửa phòng chờ cho hai người vừa khiêng lão Ba tẩm liệm xong liền nói:

 

- Ngày mai sẽ tiến hành hỏa táng ông ta. Nhưng tôi thề với lòng mình cũng sẽ không bao giờ đặt chân vào căn phòng này sau khi đã hỏa thiêu ông ấy cho tới khi tôi tắt thở...

 

Hai người đàn ông nọ cũng lắc đầu thông cảm, họ hiểu rõ cuộc sống khốn khổ nhọc nhằn của bà Ba bên ông Ba từ nhiều năm qua.

 

Những năm kế tiếp, bà Ba thường ngày ra đồng làm việc cùng các lực điền và dành dụm mua thêm được khá nhiều vào cái vốn đã tương đối đồ sộ của ông Ba để lại. Nhưng cuộc sống bà vẫn lạnh lùng, không hề mở môi và không hề có bạn, hệt như lão Ba đã không hề có bạn.

 

Rồi hai đứa con bà cũng dần lớn lên, trưởng thành. Con Hoa lập gia đình rồi theo chồng về làng kế bên, thằng Đực lớn lên ra đồng làm việc phụ mẹ khiến bà giảm được một gánh nặng. Rồi thằng Đực lấy vợ và mang cô dâu mới về ở chung với bà Ba. Rồi một lũ con nít theo nhau ra đời, cả sáu đứa hết thẩy. Nếu những tiếng cười vô tư của bầy trẻ có khiến tâm hồn bà nội chúng mềm đi một chút, bà không hề để lộ ra ngoài.

 

Trong suốt những năm tháng dài đó, có một cái phòng, được gọi là phòng của nội, vẫn luôn luôn được khóa chặt. Cả gia đình không một ai nhắc nhở tới. Lũ trẻ tự cảm nhận thấy dường như có một cái gì mà chúng cho là rất kinh khủng đang ở bên trong nên mỗi lúc phải đi ngang căn phòng ấy, chúng vẫn cố tình đi thật nhanh, và khi bóng tối bao phủ căn nhà, ánh đèn dầu lung linh tạo nên những hình nhân lắc lư rung động trên tường chúng cũng không bao giờ dám bước tới gần căn phòng của nội. Dĩ nhiên đầu óc trẻ thơ của chúng luôn tưởng tượng ra thật nhiều điều...

 

Người về từ đáy mộ

 

Rồi một năm châu chấu xuất hiện tràn lan phá hoại mùa màng. Và năm sau đó trời hạn hán khiến giá thóc gia tăng trong khi lương bổng bị cắt giảm. Nhiều chủ điền buộc phải cho thợ nghỉ việc. Gia đình cô Hoa là một trong những nạn nhân đầu tiên. Mùa màng thất bát, chồng đau ốm rồi một đứa con nhỏ chào đời. Vợ chồng cô Hoa liền bồng con về xin bà Ba cho ở chung.

 

Tuy vẫn lạnh lùng như thường lệ, nhưng bà Ba vẫn quyết định nhường cho vợ chồng Hoa một phòng. Lại tới phiên người anh vợ của Đực cũng bị chủ điền cho nghỉ việc. Không có công ăn việc làm, không tiền trả tiền mướn, anh ta cầu cứu vợ Đực. Nàng dâu bèn thưa chuyện với mẹ chồng. Bà Ba, lúc này đã già, nói với con dâu bằng một giọng cương quyết trong bữa ăn chiều:

 

- Thêm bốn miệng ăn nữa cũng chẳng sao. Má đồng ý cho tụi nó tới đây, nhưng... không biết phải cho tụi nó ngủ ở đâu?

 

Cô Hoa liếc nhìn anh Đực trước khi ngập ngừng nói lên cái ý nghĩ của tất cả mọi người:

 

- Căn phòng của nội. Mình có nên mở cửa phòng cho thoáng khí trước khi cho mấy người họ dọn vào ở đó được không má?

 

Bầu không khí đột nhiên yên lặng, nặng nề. Bà Ba liếc nhìn đứa con gái trước khi lần lượt nhìn vào mặt từng người, đoạn gằn giọng:

 

- Má đã thề sẽ không bao giờ bước chân vào phòng đó cho tới ngày má nhắm mắt.

 

Cô Hoa thu hết can đảm:

 

- Nhưng má cũng đâu có cần bước vào đó làm gì. Nhà mình chật quá đâu còn chỗ nào khác nữa đâu má?

 

Bà Ba đặt đôi đũa xuống bàn nói thật chậm rãi:

 

- Nếu có ai ngủ trong phòng đó, người đó phải là má. Má đã ở với cha tụi bây mười lăm năm trời, mười lăm năm trời đầy đắng cay thù hận. Cha tụi bây ghét má hơn má thù ghét ông ấy. Căn phòng đó đầy những sự thù ghét và sau mấy chục năm trời đóng kín, những sự thù ghét đó hiện đang sôi sục chỉ chờ cửa mở là tràn ra phủ ngập căn nhà này. Nhưng cũng không sao đâu! Má sẽ dọn vào đó...

 

Cô Hoa nói bằng một giọng đầy hối hận.

 

- Má ơi! Phải chi con đừng đưa ra đề nghị đó. Con biết là có một cái gì giữa ba và má nằm trong căn phòng đó nhưng con không biết...

 

Bà Ba ngắt lời đứa con gái:

 

- Một cái gì đó mà con nói đó chính là sự thù ghét giữa má và ông ấy. Nhưng má nói rồi. Cũng chẳng sao đâu! Má giờ đã già rồi, hơn bảy mươi rồi. Chắc má cũng chẳng còn sống được bao nhiêu lâu nữa đâu...

 

Bà ngưng lại, đôi mắt già mỏi mệt nhìn thật xa xôi:

 

- Có thể đây là sự tiền định! Trước khi chết ông ấy đã nói rằng ông ấy sẽ chờ má... Có thể lắm... Ai biết được!

 

Rồi bà đứng lên:

 

- Má sẽ cho mở cửa phòng vào sáng ngày mai.

 

Dứt lời, bà mím chặt đôi môi, bước lên cầu thang về phòng ngủ trên lầu.

 

Còn tiếp....

 

----------

 

Nguồn: VOV

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 6

Người ta bảo rằng trong con người của Hường có một phần hồn của Xuyến. Và chính Xuyến chớ không phải Hường, mới là người cai quản sản nghiệp nhà họ Bành. Họ phải trả giá cho những tội ác từng gây ra.

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 5

Ả ta nghiến răng và thuận tay tung mạnh bà mẹ chồng lên cao như tung một quả bóng. Khi rơi xuống, thay vì rớt trên sàn nhà, bà Bành lạt bị vướng vào sợi dây giăng mùng. Bình thường sợi dây ấy chỉ đủ giăng chiếc mùng nhẹ tênh,...

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 4

Một tiếng thét vang lên, vừa lúc Minh Nguyệt lảo đảo, lui mấy bước. Trước mặt y thị không phải là con người hầu bình thường, mà là người với gương mặt trơ xương. Một chiếc đầu lâu trên thân mình bằng xương bằng thịt!

Giọng đọc: Kún

Nàng hầu trẻ - Phần 3

Tiếng kêu của nó vọng lên trong đêm trường, nghe thê lương, đau lòng... Nhưng trước sau gì cũng chẳng có ai đến cứu. Mặc dù trong ngôi nhà lớn đó lúc ấy có nhiều người nghe và hiểu chuyện, nhưng vì sợ uy quyền của vợ Hai Tường, nên...

Giọng đọc: Thu Trang

Nàng hầu trẻ - Phần 1

Năm đó xảy ra nạn đói tràn lan khắp nơi. Ngoại trừ những nhà giàu, còn hàng dân lao động bình thường đều khổ sở chạy tìm miếng ăn từng bữa mà cũng không đủ.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Quỷ

Truyền thuyết ma trùng - Phần 5

Đang lúc anh xoay người chuẩn bị tiếp tục bám theo gã đàn ông kia, thì bất chợt cả thân người gã ta lại lừ lừ quay lại.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Qủy

Truyền thuyết ma trùng - Phần 4

Hỡi ôi, cái gương mặt bà cụ sao có đôi mắt đen sì sì, miệng bà ta đang mở ra nhe răng nanh dài nhếch mép đầy kinh tởm.

Giọng đọc: Nhím Xù
Tác giả: Ngạ Qủy

Truyền thuyết ma trùng - Phần 3

- Tôi nói các đồng chí ở trên huyện lại không tin, lại cho là dân Vũ Thôn chúng tôi mê tín, chứ quả thực là chuyện này có thật. Nó được để lại cái tục này từ thời cụ cố tôi kia, cho đến bây giờ thì cũng chưa...

Youtube

Facebook Fanpage

1