Nguy hiểm từ việc bấm lỗ tai cho trẻ

20-09-2016
  0   219

Bấm lỗ tai cho trẻ tưởng chừng như là việc vô cùng đơn giản nhưng thực ra không phải dễ một chút nào. Bởi lẽ, thói quen bấm lỗ tai cho trẻ ngay từ khi con còn nhỏ tiềm tàng những nguy hiểm mà các cha mẹ chẳng bao giờ ngờ tới. Sau đây là một số những nguy hiểm từ việc bấm lỗ tai cho trẻ mà cha mẹ nên biết.

Nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh thường hay tiến hành bấm lỗ tai cho bé khi bé mới chỉ được 4 - 5 tháng tuổi, thậm chí, có người còn làm việc này khi bé mới sinh được 1-2 ngày vì cho rằng ở giai đoạn này dễ quên nỗi đau nhanh hơn mà lại không hề biết rằng việc này tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm đối với trẻ và ngay cả khi bé lớn, những nguy hiểm này vẫn còn tồn tại.
 

Những nguy hiểm khi bấm lỗ tai cho bé

Việc bấm lỗ tai cho trẻ có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Bình thường, sau khi bấm lỗ tai, bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương cho da và nó sẽ mất thời gian ngắn để chữa lành. Trong thời gian này các em bé có thể phải đối mặt với một số vấn đề như nhiễm trùng, bị sẹo và một số bệnh tật do bấm lỗ tai mà ra.

Bấm lỗ tai có thể khiến bé bị nhiễm trùng

Trẻ bấm lỗ tai có thể gây nhiễm trùng vết thương do các dụng cụ dùng để bấm chưa được khử trùng sạch sẽ. Điều này có thể gây chảy máu, áp xe nghiêm trọng. Trẻ cũng có thể có phản ứng dị ứng, đau và kích thích xung quanh vết thương do nhiễm trùng.

Theo TS Julia Tzu, bác sĩ da liễu đại học New York và người sáng lập trung tâm Wall Street Dermatology ở thành phố New York thì các dụng cụ bấm lỗ tai thường được mua với giá rẻ và đôi lúc là không rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, nó có thể khiến da trẻ bị nhiễm trùng khi tiếp xúc.
 

Cụ thể, khi khảo sát một loạt các cửa hàng bán dụng cụ bấm lỗ tai tại New York, họ nói rằng dụng cụ bấm lỗ tai của họ không thể khử trùng theo cách cho vào nồi hấp khử trùng như các dụng cụ y tế được mà chỉ có thể khử trùng đơn giản với cồn hay các dung dịch khử trùng khác. Lý do là bởi vì các dụng cụ này thường được làm từ nhựa, mà nhựa thì sẽ tan chảy khi được cho vào nồi hấp.

Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu của đại học Duke thì việc khử trùng thực sự (khử trùng trong nồi hấp) thì khác hoàn toàn so với khử trùng đơn giản (khử trùng với các dung dịch khử trùng). Khử trùng thực sự sẽ giết chết tất cả các sinh vật có hại có trên dụng cụ, còn khử trùng đơn giản chỉ làm giảm số lượng vi sinh vật có hại.

Điều đó có nghĩa rằng ngay cả khi bạn thường xuyên lau dụng cụ bấm lỗ tai bằng dung dịch khử trùng thì người bấm lỗ tai vẫn có nguy cơ bị lây lan bệnh, bị nhiễm trùng (như nhiễm trùng viêm gan và khuẩn tụ cầu) sau khi bấm. Điều này có thể gây chảy máu, áp xe nghiêm trọng. Trẻ cũng có thể có phản ứng dị ứng, đau và kích thích xung quanh vết thương do nhiễm trùng.

Bấm lỗ tai có thể gây ra sẹo lồi trên tai của bé


Nguyên nhân của vết sẹo lồi này là kết quả của sự tăng sinh không kiểm soát của mô sợi sau khi da bị tổn thương. Những mảng da màu hồng, đôi khi đau và ngứa thường phát triển quanh khu vực bị tổn thương và sau đó lan rộng sang các mô xung quanh. Đa phần sẹo lồi thường lành tính, tuy nhiên sẹo có thể gây nên một số biểu hiện như: ngứa, đau nhức, giật nhẹ, co kéo…

Lý giải về việc tại sao lại xuất hiện của sự tăng sinh không kiểm soát của mô sợi sau khi da bị tổn thương khi bấm lỗ tai ở trẻ là có thể do mẹ đã vô tình không có chế độ ăn kiêng và chăm sóc đúng cách cho bé. Đó chính là nguyên nhân khiến hình thành vết sẹo lồi khó chữa.

Lỗ tai không đồng đều

Hầu hết các em bé xỏ lỗ tai mà bị nhiễm trùng đều do các lỗ tai được xỏ không đồng đều trên thùy tai. Những em bé sơ sinh thường hay chuyển động bất ngờ và điều này có thể khiến người xỏ lỗ tai xỏ 2 bên không đồng đều.

Độ tuổi trẻ có thể bấm lỗ tai

Nhiều cha mẹ thường bấm lỗ tai cho trẻ ở độ tuổi sơ sinh vì nghĩ rằng ở giai đoạn này dễ quên nỗi đau nhanh hơn. Tuy nhiên một số khác lại cho rằng nên bấm lỗ tai cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn, vì lúc đó trẻ hiểu biết, kiềm chế được các cơn đau tốt hơn. Vậy đâu mới là độ tuổi phù hợp để có thể thực hiện bấm lỗ tai cho trẻ?

Theo các bác sĩ nhi khoa, độ tuổi thích hợp để các bậc phụ huynh có thể bắt đầu bấm lỗ tai cho trẻ là khoảng 7 tháng tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, trẻ vẫn có thể chịu được đau đớn và cũng phù hợp để chữa lành được vết thương.

Chăm sóc lỗ tai của trẻ sau khi bấm

- Cho con uống một liều Tylenol Baby trước khi bấm lỗ tai vì điều này sẽ loại bỏ sự khó chịu cho bé khi thực hành xỏ lỗ tai.

Sau khi bấm lỗ tai, cha mẹ trẻ nên làm sạch vết thương ngay lập tức cho trẻ với rượu hoặc nước oxy già.

- Luôn chú ý duy trì các điều kiện vệ sinh xung quanh vết thương ít nhất 7 tuần sau khi xỏ lỗ tai bằng cách làm sạch lỗ tai hàng ngày, làm sạch mặt sau và phía trước của tai với bông được nhúng rượu hoặc thuốc khử trùng.

- Nên xoay bông tay nhẹ nhàng từ 1 - 2 lần/ngày cho bé trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tuần sau khi bấm, để tránh bông tai dính vào làn da nhạy cảm của trẻ.

- Rửa tay thật kỹ lưỡng trước khi chạm vào lỗ tai mới xỏ của trẻ để tránh nhiễm trùng.

- Đảm bảo trẻ đang được đeo bông tai liên tục trong những tháng đầu sau khi bấm lỗ tai. Không tháo bông tai ra khỏi lỗ tai mới xỏ, đặc biệt khi lỗ tai còn đang sưng hay bị kích ứng. Tuyệt đối không bỏ các hoa tai ra sớm vì lỗ tai của trẻ có thể bị tịt nhanh chóng.

- Khi bạn thấy có các dấu hiệu như tai trẻ bị sưng to, đầy mủ, đổi màu... cần đưa tới thăm khám bác sĩ sớm vì rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng nặng.


Những điều cần lưu ý để hạn chế tối đa những nguy hiểm khi bấm lỗ tai cho bé

Để việc bấm lỗ tai cho con diễn ra suôn sẻ và không để lại di chứng cho con, mẹ cần phải lưu ý những điều sau:

- Chọn những nơi bấm lỗ tai uy tín, sạch sẽ.

- Kiểm tra kỹ dụng cụ bấm lỗ tai của con. Tốt nhất những dụng cụ như kim cần được dùng mới sau mỗi lần bấm và nếu có thể, chúng cần được đựng trong những gói vô trùng.

- Yêu cầu người bấm dùng găng tay sử dụng 1 lần.

- Để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng, nên để bé đeo hoa tai bằng chỉ trong vài tuần.

- Chú ý vệ sinh và ăn uống cho con sau khi bấm lỗ tai.

- Trong 2 tuần đầu sau khi bấm, tránh cho bé đi bơi bởi nước ở hồ bơi, biển chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai bé.

- Sau khi bấm lỗ tai, các bà mẹ nên vệ sinh xung quanh vết thương hàng ngày, trong khoảng 7 tuần bằng chất khử trùng tốt.

- Nếu tóc bé dài, hãy cột tóc bé thật gọn gàng vì nó có thể làm vướng víu và dính vào lỗ tai vừa bấm.

- Chỉ nên bấm lỗ tai cho bé khi bé nhà bạn khoảng 7 tháng tuổi trở lên. Bởi vì ở lứa tuổi này, trẻ vẫn có thể chịu đựng đau đớn một chút và cơ thể bé cũng phù hợp để chữa lành vết thương nhẹ từ việc bấm lỗ tai.


-----------------

• Nguồn: Theo GĐ&XH
• Thực hiện: Trà My, Phương Thảo

Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ camxuc@i-com.vn

Youtube

Facebook Fanpage

1