Sống thử - Phần 1

Thể hiện : VOV
Tác giả : Lê Hữu Bình
12-12-2016
  0   1702

Đường cày của bà Năm bữa nay lắt leó quá không thẳng, nhiều chỗ cày trượt lên trên, cày sống. Bà khiến con bò kéo thế nào ấy, lúc nhanh lúc chậm không theo nhịp, tắc vô tắc ra. Tay cầm cày, mà bà đang nghĩ cái điều rất hệ trọng. Hôm qua thằng cu Tám ở xóm giữa làng, từ thành phố về có chuyện. Bà nghe được là cái Vân nhà bà đang sống thử với một cậu sinh viên trong lớp, bà bực lắm phát choáng. Sống thử là thế nào? Ăn thử ở thử và mọi cái đều thử?

 

Bà sinh nó ra nuôi đến giờ ngót ngét 19 năm tất cả đều thật, thế mà tự nhiên lại sống thử với thằng nào cơ chứ? Chồng bà lên nhà dì ruột ở Hoành Suối, một huyện bán sơn địa có việc mai mới về. Bà nóng ruột mong ông, để tâm sự và tìm cách tách con ra khỏi cuộc sống thử trở về sống thật như trước đây. Nghe mang máng chuyện đó, bà cũng không nói với ai, xấu hổ quá. Vì thế bà cất trong bụng, giờ thì đổ hết ra đường cày cong queo ngoắt ngoéo. Gần trưa chưa hết sào ruộng, bà chán ngán bỏ cày, vận vội cái thừng lên bộ sừng đầu con bò, thả ra đồng mặc nó tìm cỏ. Quần xắn cao còn nguyên đất dính, vác cày về gặp ai bà cũng cúi mặt không muốn hỏi chào.

 

Bát cơm hè nóng mồ hôi nhễ nhại, bê lên miệng không sao nuốt nổi, vì chuyện cái Vân còn bỏng rát hơn cả mùa hè. Bà chỉ mong ông về nhanh để trút hết cơn bực con, sang ông. Chờ mãi gần tối ông mới về, hai tay bê bì tải nặng, nào mít sắn và mấy củ măng tươi. Nhà cô dì ruột khá giầu ở miền trung du, năm nào ông cũng lên vào dịp này vừa là có việc vừa lấy một số củ quả, nhà dì nhiều lắm. Chỉ mong bác lên lấy bớt về ăn. Cảnh ngộ hai chị em khá giống nhau. Vợ ông được một con gái cháu Vân- Lê Thị Vân mà cô dì cũng được một cháu gái tên Mơ- Nguyễn Thị Mơ khác họ với con ông. Tới nhà bà đã chạy vội ra sân, kéo tay ông vào. Ông buông vội cái bì tải to nặng ịch, bà nói ngay cho ông nghe:

 

- Con Vân nhà mình nó đang sống thử?

 

Ông trố mắt, hỏi lại:

 

- Bà nói lại rõ ràng coi nào?

 

- Con Vân nhà mình nó đang sống thử – Bà ghé sát nói to hơn lần trước, mùi trầu thuốc phả vào mặt ông, hồi trẻ ông thấy thơm bây giờ ông thấy hăng hăng, ông quay ngang như muốn ngoảnh mặt đi:

 

- Sống thử hay sống thật kệ mẹ nó, có gì mà phải xồn xồn lên.

 

Sống thử

 

Cũng không kém, mùi rựợu phả ra từ miệng ông hăng nồng. Ông vứt các thứ đồ đạc giữa sân, treo mũ cối vào đinh ở cột, bước vội vào trong nhà. Mặc bà chạy theo, ông cởi vội dầy, ném lưng xuống giường đánh rầm. Ông mới ăn cỗ ở nhà dì, rựợu bây giờ mới ngấm mệt. Hai tay bà lay lay chỉ muốn nói thêm với ông rất nhiều điều nhưng thay việc trả lời, ông đã ngáy o ó. Bực quá bà chửi đổng:

 

- Nốc cho lắm vào, có chuyện cần bàn thì không làm sao nói được.

 

Sáng mai dậy rựơu đã nhạt hơi, ông hỏi kỹ lại cái chuyện sống thử của cô con gái rượu đang học ở trường đại học Kiến Trúc, vì tối qua ông nghe câu được câu mất. Bà kể lại hết với ông câu chuyện, bà nghe cậu Tám học sinh xóm giữa, đang học ngoài đó cùng khoa với con mình, rằng con mình đang sống thử với một cậu nào đó cùng là sinh viên. Bắt tay qua trán suy nghĩ một lát, ông bảo với bà: Từ xưa tới nay chỉ nghe: Sống độc thân, ly thân, sống cho ngày mai hoặc cùng lắm là sống gửi thác nhờ, chứ chưa có nghe sống thử là gì. Được rồi để tôi hỏi mấy người có kiến thức lớn về xã hội họ sẽ giải thích cho. Bà im lặng chờ đợi. Ngay tối hôm sau hai ông bà chuyện trò với nhau, ông nói:

 

- Hỏi rồi, người ta nói ở trường đại học hoặc một số nơi trọ của công nhân, hiện nay một số sinh viên, người lao động đang sống thử với nhau, học theo kiểu nước ngoài học trên mạng máy tính đua đòi theo phim ảnh. Sống thử là thử làm vợ làm chồng coi có được không. Ra trường thấy kết quả tốt mới lấy, người ta còn bảo: Sống thử đang là mốt hiện nay ở các thành phố đô thị, chao ôi chết mất.

 

 Bà Năm giật mình thồn thột, như vậy Vân con gái bà đã thử làm vợ người ta rồi, thằng nào mới được chứ. Trược đây ông lấy bà phải tìm hiểu chán. Sau đó là bỏ trầu, ăn hỏi biết bao thủ tục lễ nghi, rựơu chè thuốc lá trầu cau, lợn gà hàng gánh nặng. Ý kiến họ hàng nội tộc các kiểu, mới đón được bà về làm vợ. Đêm tân hôn bà còn rụt rè e thẹn cứ túm chắc cạp quần kéo ngược, vất vả lắm ông mới cho bà không còn quần áo, đo ván. Thế mà bây giờ chả biết mặt mũi cái thằng người yêu nó ngang hay dọc, con gái mình dễ dãi quá đã trao cái ngàn vàng cho hắn thì nhục ơi là nhục.

 

Còn tiếp....

 

----------

 

Nguồn: VOV

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage

1