Tết Nguyên Đán, Nguồn Gốc Chính Xác Từ Đâu?

25-01-2016
  0   2260

1. Quê quán của Tết

Trước hết, Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam ta. Một trong những ngày lễ cổ xưa nhất của cả dân tộc. Tết cổ xưa đến mức gốc gác của nó vẫn còn đang gây tranh cãi. 
 

Thực tế, Tết Cổ Truyền của người Việt là của người Việt, Cách đây 5000 năm đã có, bây giờ đang có và 5000 năm nữa vẫn sẽ có. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không gì có thể thay đổi. 

2. Tết Việt - Tết Trung, giống và khác ở đâu?

Là hai nước có truyền thống ăn Tết Âm lịch nổi tiếng trên thế giới. Thế nhưng Việt Nam và Trung Quốc lại có những phong tục rất riêng trong dịp trọng đại này.

Giống: 

Trước hết. 2 ngày Tết của 2 quốc gia có khá nhiều điểm chung, Tết - đối với cả Việt Nam vàTrung Quốc đều là 1 ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm, đánh dấu sự kiện kết thúc năm cũ và bước sang năm mới với mọi điều tốt đẹp, là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy sau 1 năm làm việc học tập mệt mỏi. 

Màu chủ đạo trong ngày tết của cả 2 quốc gia đều là màu đỏ, trẻ con trong ngày tết đều được tặng lì xì cùng với những lời chúc đầy may mắn và đặc biệt nhất, chính là bữa cơm đêm giao thừa và sáng mùng 1 tết khi mà cả gia đình đoàn tụ cùng nhau tạm biệt năm cũ và chào mừng năm mới. 
 

Khác:

Ngay từ cái tên, Tết của ta và của bạn đã không giống nhau.  Tuy dùng chung 1 loại lịch âm, tức lịch dựa trên các chu kỳ của Tuần trăng, nhưng thời gian chơi tết của nước mình và nước bạn không trùng nhau. 

Về nguồn gốc (của Tết Nguyên Đán), theo dân gian kể lại, Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc xuất phát từ truyền thuyết chống lại con Niên (年- nián). Ở nước ta, Tết đơn thuần chỉ là dịp để nghỉ ngơi sau 1 năm làm lụng, học tập vất vả, cùng với đó là để ăn mừng 1 mùa cấy trồng mới. 

Về phong tục ngày Tết:

Người Việt Nam có các phong tục: Tiễn Táo quân về trời, gói bánh chưng, bánh tét, rước Tổ tiên về ăn Tết, chuẩn bị mâm ngũ quả, trồng cây nêu để xua đuổi ma quỷ, giao thừa xong thì xông đất, hái lộc, chúc Tết....

Người Trung Quốc thường treo ngược chữ 'Phúc' vì nó có nghĩa Phúc Đảo, gần như Phúc Đáo, Túc Phúc Đến. Họ tổ chức đốt pháo, múa lân sư rồng...
 


Hoa quả và cây cảnh:

Người Việt chuộng nhất là đào, mai và quất.

Người Trung Quốc thích cây mơ, hoa thủy tiên, quất và cây cà tím.

Ẩm thực:

Việt Nam: Ngoài những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh giày, bánh tét, gà luộc cả con, giò thủ, giò lụa...., ngày tết Việt Nam còn có thêm mứt tết và nhiều món truyền thống riêng biệt theo vùng miền như Bắc củ hành - Nam củ kiệu tôm khô, Bắc thịt đông - Nam thịt kho hột vịt, Bắc nem rán - Nam bánh tráng cuốn, Bắc canh măng khô - Nam canh khổ qua, tôm chua của Huế, thịt heo ngâm nước mắm của Quảng Nam, bò kho mật mía của Nghệ An, nem chua, bánh gai của Thanh Hóa....

Trung Quốc: Mứt tết, bánh niên cao, bánh khoai môn, bánh củ cải, sủi cảo, há cảo, các loại cá, gà Kung Pao...

----------

Nguồn tin: Top 5 lạ kỳ

Nếu các bạn có tâm sự muốn chia sẻ hay muốn hợp tác với Mobiradio, vui lòng liên hệ e-mail 9899@i-com.vn.
 


 

Youtube

Facebook Fanpage

1