Chiếc nhẫn ngọc - Phần 2

Thể hiện : VOV
Tác giả : VOV
08-11-2016
  0   1435

Hy vọng tiêu tan, Kalang Nga rã rời quỳ phục trên sàn, không đứng dậy nổi. Cô không biết rằng trong tư thế ấy trông cô rất đẹp, tấm zèng ngắn quàng từ ngực xuống đầu gối co lên để lộ đôi chân tròn và bóng mượt như thân chuối non. Nước mắt cô chảy từ cằm xuống vành ngực bầu bĩnh sau đường hoa văn căng tròn trên tấm thổ cẩm. Người lái buôn miền xuôi ngồi bên gùi hàng nhìn cô đăm đăm…


Khi Kalang Nga lượm lại những viên sỏi, buồn bã xuống đến chân cầu thang, một bàn tay giữ bờ vai cô lại.


“Tội nghiệp em. Em đừng sợ, tôi thương em lắm”.


Trong bóng tối, trên bàn tay người đàn ông hiện ra một vật lấp lánh sáng. Một chiếc nhẫn màu xanh. “Ngọc đấy”.


Lần đầu tiên cô bé thấy một vật quý như vậy. Hai mắt cô không thể rời khỏi ánh xanh huyền ảo của nó. “Em ra gặp tôi ở bờ suối ngoài bìa rừng. Tôi sẽ giúp em”.

 

Chiếc nhẫn ngọc


Kalang Nga đã nghe dân làng nói về saphia và ngọc. Chúng rất quý, chỉ những nhà rất giàu mới có được. Nhưng cô bé cũng hiểu, lời hẹn ngoài rừng có nghĩa là gì. Cô run lên, giọng khàn đi:


– Tôi sợ lắm.


– Đừng sợ. Tôi thương em lắm mà. Từ chiều mai em có thể trả cho Aviet Khết gấp bốn gấp năm lần tiền “văn”, còn phải sợ ai nữa.


Kalang Nga vã mồ hôi ra, em không biết luật tục sẽ xử trí như thế nào trong trường hợp này. Em muốn về nhà hỏi mẹ, nhưng không thể được, viên ngọc xanh như có sức thôi miên. Cô bé đờ đẫn bước đến gần, mắt dán vào chiếc nhẫn.


Kalang Nga ra bìa rừng. Người đàn ông chờ cô bên bờ suối. Cô bé sợ hãi và đau rát. Dù xinh đẹp phổng phao, nhưng cô cũng chỉ là một đứa trẻ. Một đứa trẻ đã biến thành đàn bà. Từ nay cô là một dạng trẻ con – đàn bà; đàn bà vì hai lẽ, cô đã biết đàn ông và đã có nữ trang.


Nhưng món nữ trang không dễ bán. Pasieng Rêm lầm lì cầm chiếc nhẫn, soi trước ngọn lửa, rồi bảo:


– Mày ngu quá. Đây không phải ngọc, chỉ là viên ve chai thôi. Tao trả mày ba đồng xu thôi.
Kalang Nga kêu lên thất thanh: “Không, nó là ngọc mà” “Tao đã bảo là ve chai” Pasieng Rêm giận dữ quắc mắt, nắm chặt nó vào bàn tay lão. Kalang Nga cũng không chịu thua, cô bé lăn vào, mắm môi, giật bằng được chiếc nhẫn. Cô quay mình, chạy băng băng xuống cầu thang, đuổi theo người đàn ông miền xuôi.

 

Chiếc nhẫn ngọc


Ở cuối bản làng, gã miền xuôi đang buộc hai gùi hàng vào hông xe máy, chuẩn bị lên đường. Kalang Nga đâm bổ đến, tóc cô rũ rượi. “Pasieng Rêm bảo tôi, đây là chiếc nhẫn giả”. Người đàn ông tức giận:


– Pasieng Rêm nói gian. Cái nhẫn đó quý lắm.


Kalang Nga lắc đầu, nước mắt đầy mặt:


– Tôi chỉ cần ba mươi nén bạc trắng thôi. Ông mua cái nhẫn cho tôi đi.


Gã lái buôn biết, cứ đôi co thế này thì dân trong bản sẽ đổ ra, tai họa sẽ ập xuống đầu cả hai. Bỗng một thoáng, trong óc người đàn ông lóe lên một ý nghĩ táo bạo, hắn ta xốc Kalang Nga lên, đặt ngồi lên xe trước mặt hắn và rồ máy…


Kalang Nga bị bắt cóc khi chưa về nhà chồng. Cha mẹ cô bé chẳng bao giờ có đủ tiền để trả của cho nhà Aviet.

 

(...)

 

-----------

 

Nguồn: VOV

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage

1