Cội mai lưu lạc - Phần 1
Chị ở Pháp về thăm quê, nói tiếng Việt sõi như người Việt trong nước. Còn tôi là một hướng dẫn viên du lịch. Yêu cầu của chị không giống các du khách khác. Danh lam thắng cảnh, món ăn Huế chị còn biết hơn tôi. Chị chỉ yêu cầu tôi dẫn chị đi tìm một cội hoàng mai đã trên trăm tuổi, cội duy nhất còn sót lại của một Mai gia trang đã quá vãng nào đó.
"Nghe thì lẩm cẩm nhưng đó là ước nguyện của mẹ tôi. Bà tha thiết mong tôi khi về quê nhà, cố tìm cội mai cố tri mà bà tin vẫn còn sống”. - Chị giải thích bằng thứ tiếng Việt chuẩn xác nằng nặng âm sắc Huế. Cảm cái tình sâu nặng, tôi dẫn chị đi tìm dẫu "nhà" của chị chỉ là một nơi chốn trong kỷ niệm.
“Mẹ tôi bảo qua đàn Nam Giao, nơi trước kia vua tế đất trời. Chân đài có hai phiến đá kỳ lạ. Vua lầm rầm tế, thế mà chung quanh vạn người nghe rõ như có hệ thống loa phát thanh. Đi nữa, rẽ phải... qua chiếc cầu nhỏ cong cong rẽ trái, đi quãng nữa hỏi thăm Mai gia trang".
Mai gia trang ấy tôi chưa từng nghe nói tới trong mười năm làm hướng dẫn viên du lịch. Mai gia trang không còn thì cội mai ấy là một cội mai lưu lạc. Ở Huế có nhiều cội lão mai nhưng đa phần là mai kiểng. Còn của chị: "Mẹ tôi nói cội mai ấy gốc gác sơn lâm, sần sùi, khỏe mạnh, có sức sống mãnh liệt. Xưa, Mai gia trang có đến 50 cội. Xuân về bát ngát sắc vàng”.
Suốt một ngày loanh quanh hỏi thăm, chẳng ai biết một Mai gia trang như thế. Người phu xe mất kiên nhẫn càu nhàu: "Nhà vườn san sát núi mô mà núi. Mít thơm dày đặc mai mô mà mai. Hỏi người ta thêm cười". Hôm sau, chúng tôi đi xe đạp để có thể vào sâu các ngõ ngách, nương vườn mà vẫn chẳng có tin tức gì về cội mai lưu lạc. Nhưng tôi không bỏ cuộc vì giọng kể như khơi từ cả một nguồn nhớ của chị.
“Đã bao lần mẹ tôi dẫn tôi về nhà. Đó tề! Cái vòm cổng rêu phong đề ba chữ Mai gia trang. Dưới là câu thơ chữ Hán của Cao Bá Quát: "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (1). Qua khỏi cổng có bức bình phong bằng chè Tàu, hòn non bộ thu gọn cảnh sơn thủy hữu tình, núi non hang động, khe suối, chùa chiền, đình tạ, hoa có bốn mùa. Ở đó có những hình nhân nho nhỏ bằng sứ - ngư ông ngồi câu, tiên ông đánh cờ dưới cội tùng, gã sơn nhân vác cành mai vàng xuống núi... Sau căn nhà cổ là một rừng mai..."
- Bác cho cháu hỏi. Cách đây trên nửa thế kỷ vùng này có chỗ nào gọi là Mai gia trang không? Trồng nhiều mai lắm! - Tôi lặp lại điệp khúc.
- Mai mô mà mai. Chừ đất là vàng. Vườn nào rộng xẻ bán, xây nhà, mở quán còn hơn trồng cái thứ chỉ hữu dụng mấy ngày xuân!
- Thế quanh đây có cội mai nào trên trăm tuổi không?
- Chú ni lạ! Ai mà để ý tuổi mai.
Chúng tôi lại đi, lang thang trong vùng trời kỷ niệm của chị: “Trong căn phòng mẹ tôi, một tủ sách phần lớn là sách cũ đem từ quê nhà. Hai bộ sơn mài Ngư Tiều Canh Mục, Mai Lan Cúc Trúc. Một khay trà bằng gỗ trắc, chân quỳ đỡ lũ ấm chén Tàu bằng đất nung bóng láng lạnh lẽo. Một chiếc độc bình cổ, loại dùng để cắm mai. Chỉ cần nhìn cái bình ấy mẹ tôi có thể thấy cả cành mai với những nụ căng mẫm ngời ngợi mầu ngọc bích, hé dần mầu nắng tháng Chạp quê nhà. Mẹ tôi đồng thời cũng là người thầy dạy tiếng mẹ đẻ cho tôi nằm đó, cạn dần sinh lực.
Thế nhưng càng ý thức đời mình còn ngắn ngủi, sức sống tinh thần của mẹ càng mãnh liệt. Mẹ kể miên man chuyện quê nhà, khi mệt nhắm mắt lại nghe tôi đọc Kiều... Mẹ sinh tôi ở đất khách nhưng cho một mảnh hồn Việt. Trong nhà nói tiếng Việt, giữ gìn nếp Việt. Nhưng rốt cục chỉ có tôi là giống mẹ. Còn lại Tây hóa cả. Mẹ mất, tôi bơ vơ ngay trong gia đình của mình... Chuyến này tôi qua đây để dọn đường về. Nếu tìm được mảnh đất xưa ai đó bán lại, đắt mấy tôi cũng mua để đem tro bụi của mẹ về".
(...)
-----------
Nguồn: VOV
Tác giả: Quế Hương
Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"
Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.
Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"
Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.
"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc
Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.
“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong
Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.
“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây
Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.
Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức
Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...
"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất
Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.
“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt
Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.
Nghe Nhiều Nhất
- Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở...
- Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn...
- Gia đình sa sút đôi khi bởi người trong nhà...
- Chúng ta đơn độc đến và đi khỏi cuộc đời...
- Vì sao một số đàn ông coi nhẹ gia đình,...
- 4 đặc điểm độc đáo khiến phụ nữ trung niên...
- Người khôn ngoan thừa biết: Muốn lòng nhẹ gánh, cần...
- 7 phẩm chất tuyệt vời của bạn trai lý tưởng,...
- 4 phúc khí lớn nhất trong đời: Nhiều người đang...
- Top 5 cung hoàng đạo giàu nứt vách ở độ...