Cồng Chiêng Tây Nguyên: Sức Sống Mãnh Liệt Từ Buôn Làng
Để không bị mai một, văn hóa công chiêng rất cần đến không gian truyền thống và ý thức gìn giữ.
Cách đây 10 năm, vào năm 2005, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đây là di sản vô giá, là niềm tự hào gắn liền với đời sống từ bao đời nay của đồng bào Tây Nguyên.
Để không bị mai một, văn hóa công chiêng rất cần đến không gian truyền thống và ý thức gìn giữ của những chủ nhân sản sinh và sở hữu di sản vô giá này. Đáng mừng là ý thức gìn giữ, tình yêu với cồng chiêng vẫn có sức sống mãnh liệt ở nhiều buôn làng.
Dưới mái nhà rông, tiếng cồng, chiêng ngân vang, bà con say mê nhảy múa trong những điệu Xoang Tây Nguyên (Ảnh minh họa)
Chuyện về thanh niên người dân tộc Ba Na ở làng Jun, xã Yang Bắc, huyện Đắc Pơ, tỉnh Gia Lai gây quỹ tìm mua cồng chiêng rồi nhờ các nghệ nhân truyền dạy các bài chiêng để gìn giữ văn hóa của dân tộc mình đã trở thành câu chuyện gây ấn tượng cho nhiều người ở tỉnh Gia Lai, nhất là những người có tình yêu với văn hóa truyền thống.
Theo VOV
Nghe Nhiều Nhất
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Phụ nữ muốn đàn ông mê mệt cả đời không...