“Công tử”: Đi tìm ý nghĩa thực sự của cuộc sống

28-02-2023
  0   554

Với giọng văn hóm hỉnh, châm biếm tác giả đã xây dựng lên một vị công tử có tính cách khá đặc biệt. Phúc là con một trong gia đình giàu có, ăn học tử tế, tốt nghiệp đại học và được vào làm trong một ngân hàng. Đó là điều kiện sống trong mơ của biết bao con người và đáng lẽ cuộc đời công tử Phúc phải đặc sắc lắm. Thế nhưng Phúc lại thấy đời thật tẻ nhạt vô vị. Nhân vật Phúc mà tác giả châm biếm đặt danh xưng là Y không buồn, không vui, không ham muốn gì, không phấn đấu mà cũng chả ăn chơi hư hỏng. Nói một câu xanh rờn là ở đời công tử nhạt hơn nước ốc. Với tâm lý, suy nghĩ sống thế nào cũng được khi mà mọi việc đã quá đủ đầy, cái gì cũng không phải lo nên Phúc nhìn mọi sự việc nhạt nhòa, thiếu cảm xúc. Để đời đỡ vô vị, Phúc nghỉ việc ở ngân hàng đi làm xe ôm. Được mấy năm làm xe ôm có chút sắc màu thì Phúc nhận được cú vấp đầu đời khi cô gái mình thích ở khu trọ cưới một chàng công tử. Từ đó Phúc quay trở lại cuộc sống ăn chơi khét tiếng của một công tử đất Hà Thành. Nhưng thực ra công tử Phúc vẫn đứng ngoài lề cuộc đời, không có gì khiến Y phải bận tâm. Từ việc người yêu là Miên không chiu nổi sự tẻ nhạt mà bỏ đi hay tin ông bố tự sát để trốn tội thì Phúc đón nhận với tâm thái dửng dưng, bình thản. Ngay cả việc từ một công tử giầu có trở thành kẻ trắng tay cũng không khiến Phúc bận tâm. Chỉ đến khi không một xu trong túi, ba ngày đói ăn thì bản năng xúc cảm của con người mới trỗi dậy. Đó là sự cay đắng, chua chát, xấu hổ khi nhân vật phải ăn xin sống qua ngày. Nhìn thấy chiếc vòng trên tay người phụ nữ tốt bụng, Phúc tưởng gặp lại người yêu cũ là Miến nên xấu hổ bỏ chạy. Cuộc đời, số phận công tử Phúc sẽ ra sao là một ẩn số với người đọc, người nghe nhưng dù sao nó không còn tẻ nhạt như xưa nữa. Đây là một truyện ngắn mang đến cho người đọc, người nghe nhiều suy ngẫm về hạnh phúc, về cảm xúc vui buồn, khát vọng, ý chí phấn đấu của con người...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

 

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh.

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi.

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào.

Truyện ngắn Roman Ivanytchouk: Khi thiên nhiên thổn thức

Một sự tuẫn tiết vì nghĩa thủy chung trước nỗi đau khôn nguôi. Sự hoang mang của người thợ săn những ngày khi chưa nhận ra sự thật ấy vẫn chưa là gì so với nỗi ám ảnh dày vò sau quãng thời gian dài sau đó, khi đã từ...

"Dưới đáy hồ": Thế giới của những người đã khuất

Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì.

Youtube

Facebook Fanpage

1